Lừa dối trong giao dịch dân sự?

Lừa dối trong giao dịch dân sự?

Lừa dối trong giao dịch dân sự?
Lừa dối trong giao dịch dân sự?

1. Khái niệm

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

2. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2.1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

– Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mà trong đó:

+ Hợp đồng là giao dịch thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

+ Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch thể hiện ý chí chủ quan của một chủ thể mà không có sự thỏa thuận, đàm phán với các bên liên quan, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong giao dịch dân sự mà họ tham gia. Ví dụ như lập di chúc, từ chối hưởng di sản thừa kế,…

– Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hãng luật Bigbosslaw -Tư vấn miễn phí 0908 648 179
Hãng luật Bigbosslaw – Tư vấn miễn phí 0908 648 179

2.2. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép được quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

Mặt chủ quan của hành vi lừa dối

Hành vi cố ý của người lừa dối thường được biểu hiện dưới dạng một thủ đoạn gian dối, lời nói dối, ví dụ, người bán nói dối về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa bán, che giấu hành vi bất hợp pháp để hưởng thừa kế theo di chúc; dùng thủ đoạn nói là vật tốt để bán với giá đắt…. Vì vậy, sự lừa dối có thể dẫn tới chế tài dân sự, ngay cả khi người lừa dối không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sự lừa dối phải xuất phát từ một ý định lừa dối rõ ràng.

Trong kinh doanh, các thương nhân hoạt động kinh doanh thường tìm cách giới thiệu mặt hàng của mình bằng những quản cáo hấp dẫn nhiều khi xa với thực tế. Những lời quảng cáo này không bị xem là hành vi lừa dối bởi lẽ, một mặt, bản thân người mua cũng phải có nghĩa vụ cẩn trọng hay nói cách khác, nghĩa vụ tự tìm hiểu và đánh giá thông tin; việc người bán không tiết lộ thông tin nhà, đất đem bán nằm trong diện quy hoạch của Nhà nước có thể được xem như là một hành vi lừa dối.

Mặt khách quan của hành vi lừa dối.

Hành vi lừa dối được thực hiện phải gây ra sự nhầm lẫn cho phía bên kia. Sự nhầm lẫn của một bên là hậu quả của sự cố ý của bên kia. Nếu như nhầm lẫn do bản thân người ký kết hợp đồng bị giới hạn ở những nhầm lẫn về “nội dung” của hợp đồng thì nhầm lẫn do sự lừa dối của bên kia có phạm vi rộng hơn, đó là nhầm lẫm về chủ thể giao kết, về tính chất của đối tượng và về nội dung của hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2.3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu

– Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Tức là giao dịch bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép sẽ chỉ vô hiệu nếu có tuyên bố của Tòa án tuyên rằng giao dịch đó là vô hiệu.

– Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch này là vô hiệu là 02 năm kể từ thời điểm người bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối hoặc người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép. Nếu như hết thời hạn 02 năm mà không có yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch là vô hiệu thì giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực.

3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

3.1. Khôi phục tình trạng ban đầu

Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 đều quy định “giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập”. Điều này có nghĩa là nghĩa vụ của các bên phát sinh từ chính giao dịch vô hiệu, chứ không phải phát sinh từ giao dịch.

– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

3.2. Vấn đề hoa lợi, lợi tức

Khoản 3 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”. Điều này có nghĩa là việc hoàn trả hay không hoàn trả hoa lợi, lợi tức phụ thuộc vào sự ngay tình hay không ngay tình của bên nhận tài sản như các quy định về hoàn trả tài sản do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

3.3. Vấn đề bồi thường thiệt hại

Liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại Bộ luật dân sự 2015 quy định theo hướng “bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Khoản 4 điều 131 Bộ luật dân sự 2015). Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì Tòa án có trách nhiệm xác định thiệt hại.

Về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên kia khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường. Việc xác định giá của tài sản trong giao dịch cũng là một vấn đề đáng lưu ý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Về nguyên tắc, người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Trong đó, có thể tồn tại lỗi của một bên hoặc lỗi của hai bên.

Trong trường hợp tồn tại lỗi của hai bên làm cho giao dịch dân sự vô hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để thấy được thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên.

3.4. Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

Bảo vệ người thứ ba ngay tình được quy định tại điều 133 Bộ luật dân sự 2015 như:

– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

– Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

– Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Nếu có gì thắc mắc cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline 0908 648 179 để được luật sư tư vấn thêm (Miễn phí)
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật BIGBOSS LAW
Số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt!

Người đăng: Bích Trang

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận