Hỏi – Đáp

Hãy để lại thắc mắc của bạn, Hãng Luật Bigboss Law hỗ trợ tư vấn ngay cho bạn.



    Câu hỏi

    Nguyễn Hoài Nam, TPHCM
    Nguyễn Hoài Nam, TPHCM (0989 556 xxx)

    Câu hỏi: Thưa Luật sư, gia đình tôi hiện đang sinh sống tại một căn hộ của một chung cư tại TP. Hồ Chí Minh. Nhà tôi ở tầng 8. Tôi thấy dưới tầng 1, tầng 2 có nhiều công ty hiện đang đặt trụ sở văn phòng tại đó. Vậy tôi có được lập một công ty có trụ sở văn phòng tại căn hộ mà nhà tôi đang ở hay không?

    Avata Faq
    Hãng Luật Bigboss Law

    Luật sư trả lời: Theo như thông tin bạn cung cấp thì tôi có thể khẳng định: căn hộ chung cư của bạn đang ở là dạng chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp: vừa để ở và vừa để kinh doanh theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014:

    “Điều 3. Giải thích từ ngữ

    3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.”

    ​Như vậy, gia đình bạn dù đang sống tại chung cư có một số tầng có mục đích sử dụng kinh doanh nhưng không đồng nghĩa là những tầng còn lại (bao gồm cả tầng 8 bạn đang ở) được phép sử dụng cho mục đích kinh doanh giống vậy. ​

    Theo quy định tại Khoản 11 Điều 6 Luật nhà ở thì việc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở sẽ bị nghiêm cấm. Gia đình bạn đang ở tại tầng 8 đồng nghĩa với việc căn hộ này có chức năng chỉ để ở, không phải để hoạt động kinh doanh. Vì vậy, bạn nên tìm những địa điểm khác phù hợp hơn để đặt trụ sở văn phòng theo đúng quy định.

    Xem video tại đây: https://youtu.be/FRavjo9G-dc?si=11LdCBTIe87d4UBX

    Anh Jonny Nguyễn, TPHCM
    Anh Jonny Nguyễn, TPHCM (0984 656 xxx)

    Câu hỏi: Tôi tên Jonny Nguyễn là người nước ngoài gốc Việt, có quốc tịch Mỹ và có vợ là người Việt Nam, kết hôn đã hơn 30 năm. Chúng tôi cũng có 02 con chung đã trưởng thành và các con hiện đều có song song hai quốc tịch Việt Nam và Mỹ. Cả gia đình tôi 4 người chung sống ở Việt Nam ổn định rất nhiều năm nay. Mới đây, vợ tôi mất vì bạo bệnh. Thẻ tạm trú dành cho người nước ngoài của tôi (do vợ bảo lãnh trước đó) cũng sắp hết hạn. Vậy giờ tôi có được tiếp tục gia hạn thẻ tạm trú diện thăm thân do có vợ là người Việt Nam nữa không?

    Avata Faq
    Hãng Luật Bigboss Law

    Luật sư trả lời: Trước tiên, Luật sư xin chia buồn sâu sắc đến ông và gia đình. Với câu hỏi này, luật sư xin trả lời như sau: Điều 45 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định: “Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm”.

    Việc ông có vợ là người Việt Nam nhưng hiện vợ ông đã mất nên ông không thể được tiếp tục ở lại Việt Nam theo diện thăm thân mà vợ ông bảo lãnh trước đó.

    Tuy nhiên, như thông tin ông đã cung cấp, các con ông hiện đã đến tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi), có song song cả hai quốc tịch Việt Nam và Mỹ. Như vậy, các con ông đã đủ điều kiện để bảo lãnh ông sống tại Việt Nam theo thẻ thạm trú diện thăm thân với thời hạn tối đa là 3 năm.

    Ngoài ra, ông có thể xem xét xin các công ty có trụ sở tại Việt Nam bảo lãnh nếu nếu ông đang là người lao động của công ty hoặc là nhà đầu tư góp vốn vào công ty đó. Chúc ông và gia đình sớm ổn định cuộc sống.

    Xem video luật sư trả lời tại đây:

    Anh David Nguyễn, TP.HCM
    Anh David Nguyễn, TP.HCM (0554 548 xxx)

    Câu hỏi: Tôi hiện đang làm việc tại công ty A với vị trí chuyên gia, có giấy phép lao động và ký hợp đồng lao động thời hạn 2 năm. Gần đây, tôi có làm thêm tại với công ty B với công việc tương tự theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vậy theo quy định, tôi có được quyền làm thêm việc tại công ty B không? Tôi có cần phải xin thêm giấy phép lao động cho vị công việc mới nêu trên?

    Avata Faq
    Hãng Luật Bigboss Law

    Luật sư trả lời:

    Đối với việc làm thêm tại công ty B của bạn, hiện nay pháp luật không cấm và bạn có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều công ty nếu bạn đảm bảo đều hoàn thành tốt các công việc này theo quy định tại Điều 19 Bộ luật lao động 2019:

    “Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động

    1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.” ​

    Ngoài ra, Khoản 1 Điều 151 theo Bộ luật lao động 2019 quy định: “Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

    1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây: ….

    d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp” Như vậy theo quy định trên, bạn làm 02 công ty là 02 pháp nhân có tư cách độc lập, do đó công ty B cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động mới trước khi chính thức tuyển dụng bạn.

    Tuy nhiên, việc công ty B và bạn ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn là sai quy định theo Khoản 2 Điều 151 theo Bộ luật lao động 2019: “Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.”

    Theo quy định, thời hạn của Giấy phép lao động tối đa không được vượt 2 năm nên tương ứng với đó, thời hạn của hợp đồng lao động giữa bạn và công ty B cũng không được vượt quá 2 năm theo quy định nêu trên của pháp luật.

    Xem video luật sư trả lời tại đây: https://youtu.be/RGMrGRhR9uc?si=JLLAnvyqb8n3urK1

    Nguyễn T H, Lâm Đồng
    Nguyễn T H, Lâm Đồng (0955 776 xxx)

    Câu hỏi: Gia đình tôi khó khăn, chồng tôi là lao động chính trong gia đình, vừa qua chồng tôi bị công an bắt vì hành vi đánh bạc và bị tạm giam thời hạn 3 tháng. Thưa luật sư cho tôi hỏi trường hợp của chồng tôi có được tại ngoại hay không, tôi phải làm gì để chồng tôi được tại ngoại. Tôi rất lo lắng cho chồng tôi, mong luật sư giải đáp cho tôi. Xin cảm ơn luật sư.

    Avata Faq
    Hãng Luật Bigboss Law

    Luật sư trả lời:

    Xem video luật sư trả lời tại đây:

    Chị Nguyễn Thị Hạnh, TPHCM:
    Chị Nguyễn Thị Hạnh, TPHCM: (0978 454 xxx)

    Câu hỏi: Thưa luật sư cho tôi hỏi: Năm 2018 tôi cùng anh Nguyễn Văn Nam cùng thành lập công ty TNHH Hùng Phát, chúng tôi hoạt động được 3 năm thì do gặp Covit và suy thoái kinh tế nên công ty làm ăn thua lỗ, dẫn đến có nhiều khoản nợ, có nhiều người bảo tôi để khỏi trả nợ thì làm thủ tục giải thể công ty đi. Và tôi đã làm thủ tục giải thể công ty vào năm 2022. Nay các chủ nợ đã tiến hành kiện tôi và anh Nam ra tòa án và tòa án đã xét xử buộc tôi và anh nam liên đới trả nợ cho các khách hàng số tiền lên đến hơn 10 tỷ đồng. giờ cơ quan thi hành án đã tới siết nhà của tôi thưa luật sư. Như vậy tòa án tuyên buộc như vậy có đúng luật hay không thưa luật sư, trong khi các khách hàng đó đều ký HĐ với công ty TNHH Hùng Phát chứ không phải ký với tôi và anh Nam. Mà nay cty đã giải thể rồi.

    Avata Faq
    Hãng Luật Bigboss Law

    Trả lời:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 

    Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp 

    1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây: 
    1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; 
    2. Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; 
    3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; 
    4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. 
    1. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. 

    Căn cứ theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 

    Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể 

    1. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:
    1. Cất giấu, tẩu tán tài sản; 
    2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; 
    3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp; 
    4. Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp; 
    5. đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; 
    6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; 
    7. Huy động vốn dưới mọi hình thức. 
    1. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 

    Lời khuyên ở đây là: 

    Nếu chủ DN hiểu luật thì k nên thực hiện thủ tục giải thể mà nên thực hiện thủ tục phá sản, khi làm thủ tục phá sản thì nên đưa toàn bộ các khách hàng, người lao động, thuế, cổ đông vào liên quan để giải quyết, để sau này không còn ai kiện mình nữa. 

    Xem video luật sư trả lời tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=YVP_eJ_8p-A&t=12s