Hãy để lại thắc mắc của bạn, Hãng Luật Bigboss Law hỗ trợ tư vấn ngay cho bạn.
Hãy để lại thắc mắc của bạn, Hãng Luật Bigboss Law hỗ trợ tư vấn ngay cho bạn.
Câu hỏi: Gia đình tôi khó khăn, chồng tôi là lao động chính trong gia đình, vừa qua chồng tôi bị công an bắt vì hành vi đánh bạc và bị tạm giam thời hạn 3 tháng. Thưa luật sư cho tôi hỏi trường hợp của chồng tôi có được tại ngoại hay không, tôi phải làm gì để chồng tôi được tại ngoại. Tôi rất lo lắng cho chồng tôi, mong luật sư giải đáp cho tôi. Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư trả lời:
Xem video luật sư trả lời tại đây:
Câu hỏi: Tôi tên Trần Văn Hoàng là chủ một doanh nghiệp A (Công ty TNHH một thành viên) tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi có cho Công ty A vay một khoản tiền là 1 tỷ đồng. Nay Công ty tôi kinh doanh không thực sự hiệu quả, tôi muốn xóa nợ cho khoản nợ này. Vậy pháp luật cho phép tôi xóa nợ cho công ty không? Khi xóa nợ thì cần lưu ý những vấn đề gì?
Luật sư trả lời:
Như chúng ta đã biết, mặc dù anh Hoàng là chủ sở hữu của 100% Công ty A nhưng về mặt pháp lý, Công ty A có tư cách pháp nhân và có tài sản hoàn toàn độc lập với tài sản của cá nhân anh Hoàng. Vì vậy, anh H cho Công ty A vay tiền, sau đó đồng ý xóa nợ cho khoản vay trên không trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực doanh nghiệp của chúng tôi, anh Hoàng không nên xóa khoản nợ này cho Công ty A mà nên dùng hình thức chuyển khoản vốn vay 1 tỷ này thành vốn góp của anh Hoàng tại Công ty A. Lý do: Bản chất của tình huống này là anh Hoàng muốn cấp vốn cho Công ty A để giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Vậy thay vì xóa nợ, anh có thể dùng chính khoản nợ này đổi thành vốn góp trong công ty. Thời điểm góp thêm vốn chính là thời điểm anh Hoàng chính thức quyết định xóa nợ tại Công ty. Hiện nay, quy định pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào cấm việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp. Về bản chất, việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp là một cách thức để tăng vốn điều lệ của công ty lên bằng với vốn điều lệ cũ cộng với khoản vay 1 tỷ được chuyển đổi, điểm khác biệt là việc chuyển tiền đã được thực hiện xong trước khi anh Hoàng và Công ty ra quyết định tăng vốn. Ngoài ra, việc anh Hoàng chọn phương án chuyển khoản vay thành vốn góp này sẽ giúp Công ty A tránh phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thay vì phương án xóa nợ 1 tỷ ban đầu, căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi năm 2013: “Điều 3. Thu nhập chịu thuế …..
2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.” Hi vọng những tư vấn trên của tôi đã giúp ích được cho anh Hoàng. Chúc Công ty A vượt qua giai đoạn kinh doanh khó khăn này và sớm hoạt động hiệu quả trong thời gian sắp tới.
Xem video tại đây:
Câu hỏi: Thưa ls tôi có thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ toàn bộ khuôn mặt của mình, nay tôi có nhu cầu bay qua Mỹ để đi du học, khi đi qua cửa an ninh sân bay thì bị An ninh sân bay không cho qua vì cho rằng mặt tôi không giống với hình ở trong passport sau khi cự cải họ vẫn không cho tôi qua và yêu cầu tôi về làm lại căn cước, passport để đúng người mới cho bay được: Câu hỏi 1: An ninh sân bay không cho tôi qua cổng là đúng hay sai ? Câu hỏi 2: An ninh sân bay không cho tôi qua thì tôi không thể bay được qua Mỹ để nhập học, vậy ai sẽ đền bù thiệt hại cho tôi như tiền vé máy bay, tôi chậm 1 năm nhập học…..và nhiều tổn thất khác. Câu hỏi 3: An ninh sân bay yêu cầu tôi đổi lại căn cước, và passport có đúng không ? nếu đúng thì tôi phải làm thủ tục như thế nào?.
Trả lời:
Căn cứ tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 cũng có quy định các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
Nhận dạng được hiểu là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác. Như vậy, việc làm lại căn cước công dân sau phẫu thuật thẩm mỹ là điều bắt buộc, nếu phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng, khiến những người xung quanh không thể dễ dàng nhận ra gương mặt trước và sau phẫu thuật đều là cùng một người thì trong trường hợp này, phải thực hiện đổi, cấp lại căn cước công dân.
Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 quy định cụ thể về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
Lời khuyên: trước khi các bạn thực hiện thủ tục phẩu thuật thẩm mỹ thì bạn nên chọn một bệnh viện hay cơ sở đạt tiêu chuẩn, tư vấn kỹ càng tất cả những nội dung liên quan, lập hồ sơ trước và sau khi phẩu thuật thẩm mỹ.
Các bệnh viện, các cơ sở thực hiện phẩu thuật thẩm mỹ phải biết và tư vấn cho khách hàng của mình là phải: xác nhận lại danh tính trên giấy tờ tùy thân sau khi phẩu thuật thẩm mỹ mà thay đổi nhiều.
Xem video luật sư trả lời tại đây: https://youtu.be/mw39NyHqTEE?si=VeCQFFEc8hFKacBn