Hãy để lại thắc mắc của bạn, Hãng Luật Bigboss Law hỗ trợ tư vấn ngay cho bạn.
Hãy để lại thắc mắc của bạn, Hãng Luật Bigboss Law hỗ trợ tư vấn ngay cho bạn.
Câu hỏi: Tôi hiện đang làm việc tại công ty A với vị trí chuyên gia, có giấy phép lao động và ký hợp đồng lao động thời hạn 2 năm. Gần đây, tôi có làm thêm tại với công ty B với công việc tương tự theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vậy theo quy định, tôi có được quyền làm thêm việc tại công ty B không? Tôi có cần phải xin thêm giấy phép lao động cho vị công việc mới nêu trên?
Luật sư trả lời:
Đối với việc làm thêm tại công ty B của bạn, hiện nay pháp luật không cấm và bạn có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều công ty nếu bạn đảm bảo đều hoàn thành tốt các công việc này theo quy định tại Điều 19 Bộ luật lao động 2019:
“Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.”
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 151 theo Bộ luật lao động 2019 quy định: “Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây: ….
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp” Như vậy theo quy định trên, bạn làm 02 công ty là 02 pháp nhân có tư cách độc lập, do đó công ty B cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động mới trước khi chính thức tuyển dụng bạn.
Tuy nhiên, việc công ty B và bạn ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn là sai quy định theo Khoản 2 Điều 151 theo Bộ luật lao động 2019: “Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.”
Theo quy định, thời hạn của Giấy phép lao động tối đa không được vượt 2 năm nên tương ứng với đó, thời hạn của hợp đồng lao động giữa bạn và công ty B cũng không được vượt quá 2 năm theo quy định nêu trên của pháp luật.
Xem video luật sư trả lời tại đây: https://youtu.be/RGMrGRhR9uc?si=JLLAnvyqb8n3urK1
Câu hỏi: Tôi tên Trần Văn Hoàng là chủ một doanh nghiệp A (Công ty TNHH một thành viên) tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi có cho Công ty A vay một khoản tiền là 1 tỷ đồng. Nay Công ty tôi kinh doanh không thực sự hiệu quả, tôi muốn xóa nợ cho khoản nợ này. Vậy pháp luật cho phép tôi xóa nợ cho công ty không? Khi xóa nợ thì cần lưu ý những vấn đề gì?
Luật sư trả lời:
Như chúng ta đã biết, mặc dù anh Hoàng là chủ sở hữu của 100% Công ty A nhưng về mặt pháp lý, Công ty A có tư cách pháp nhân và có tài sản hoàn toàn độc lập với tài sản của cá nhân anh Hoàng. Vì vậy, anh H cho Công ty A vay tiền, sau đó đồng ý xóa nợ cho khoản vay trên không trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực doanh nghiệp của chúng tôi, anh Hoàng không nên xóa khoản nợ này cho Công ty A mà nên dùng hình thức chuyển khoản vốn vay 1 tỷ này thành vốn góp của anh Hoàng tại Công ty A. Lý do: Bản chất của tình huống này là anh Hoàng muốn cấp vốn cho Công ty A để giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Vậy thay vì xóa nợ, anh có thể dùng chính khoản nợ này đổi thành vốn góp trong công ty. Thời điểm góp thêm vốn chính là thời điểm anh Hoàng chính thức quyết định xóa nợ tại Công ty. Hiện nay, quy định pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào cấm việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp. Về bản chất, việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp là một cách thức để tăng vốn điều lệ của công ty lên bằng với vốn điều lệ cũ cộng với khoản vay 1 tỷ được chuyển đổi, điểm khác biệt là việc chuyển tiền đã được thực hiện xong trước khi anh Hoàng và Công ty ra quyết định tăng vốn. Ngoài ra, việc anh Hoàng chọn phương án chuyển khoản vay thành vốn góp này sẽ giúp Công ty A tránh phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thay vì phương án xóa nợ 1 tỷ ban đầu, căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi năm 2013: “Điều 3. Thu nhập chịu thuế …..
2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.” Hi vọng những tư vấn trên của tôi đã giúp ích được cho anh Hoàng. Chúc Công ty A vượt qua giai đoạn kinh doanh khó khăn này và sớm hoạt động hiệu quả trong thời gian sắp tới.
Xem video tại đây:
Câu hỏi: Thưa Luật sư, tôi là người lao động đang làm vị trí nhân viên văn phòng tại công ty tôi. Sắp đến Tết rồi nên tôi có thắc mắc sau gửi tới luật sư: Công ty có bắt buộc phải có thưởng tết cho người lao động không? Nếu có, công ty có bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động bằng tiền không? Mong luật sư trả lời câu hỏi của tôi.
Luật sư trả lời:
Theo quy định Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 về thưởng như sau:
Điều 104. Thưởng
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Như vậy, theo như quy định trên thì người sử dụng lao động không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động. Phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cùng với năng suất làm việc của người lao động mà người sử dụng lao độn g quyết định có thưởng Tết hay không.
Đồng thời theo như quy định trên, người sử dụng lao động cũng không bắt buộc phải thưởng Tết bằng tiền cho người lao động. Thay vào đó, người sử dụng lao động có thể thưởng Tết cho người lao động bằng các hình thức khác hoặc là bằng tài sản.
Tuy nhiên, cần lưu ý nếu công ty có quy định thưởng Tết ghi rõ tại một trong những văn bản như: Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế công ty…. VD: Tại các văn bản trên, ghi rõ: Nếu người lao động làm đủ 12 tháng thì sẽ được thưởng cuối năm như sau:…… thì đây là mức thưởng bắt buộc mà công ty cần phải trả cho NLĐ.
Xem đầy đủ:
Câu hỏi: Thưa luật sư cho tôi hỏi: Năm 2018 tôi cùng anh Nguyễn Văn Nam cùng thành lập công ty TNHH Hùng Phát, chúng tôi hoạt động được 3 năm thì do gặp Covit và suy thoái kinh tế nên công ty làm ăn thua lỗ, dẫn đến có nhiều khoản nợ, có nhiều người bảo tôi để khỏi trả nợ thì làm thủ tục giải thể công ty đi. Và tôi đã làm thủ tục giải thể công ty vào năm 2022. Nay các chủ nợ đã tiến hành kiện tôi và anh Nam ra tòa án và tòa án đã xét xử buộc tôi và anh nam liên đới trả nợ cho các khách hàng số tiền lên đến hơn 10 tỷ đồng. giờ cơ quan thi hành án đã tới siết nhà của tôi thưa luật sư. Như vậy tòa án tuyên buộc như vậy có đúng luật hay không thưa luật sư, trong khi các khách hàng đó đều ký HĐ với công ty TNHH Hùng Phát chứ không phải ký với tôi và anh Nam. Mà nay cty đã giải thể rồi.
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể
Lời khuyên ở đây là:
Nếu chủ DN hiểu luật thì k nên thực hiện thủ tục giải thể mà nên thực hiện thủ tục phá sản, khi làm thủ tục phá sản thì nên đưa toàn bộ các khách hàng, người lao động, thuế, cổ đông vào liên quan để giải quyết, để sau này không còn ai kiện mình nữa.
Xem video luật sư trả lời tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=YVP_eJ_8p-A&t=12s
Câu hỏi: Gia đình tôi khó khăn, chồng tôi là lao động chính trong gia đình, vừa qua chồng tôi bị công an bắt vì hành vi đánh bạc và bị tạm giam thời hạn 3 tháng. Thưa luật sư cho tôi hỏi trường hợp của chồng tôi có được tại ngoại hay không, tôi phải làm gì để chồng tôi được tại ngoại. Tôi rất lo lắng cho chồng tôi, mong luật sư giải đáp cho tôi. Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư trả lời:
Xem video luật sư trả lời tại đây: