Đặc điểm của chế tài trong pháp luật dân sự?

Đặc điểm của chế tài trong pháp luật dân sự?

Đặc điểm của chế tài trong pháp luật dân sự?
Đặc điểm của chế tài trong pháp luật dân sự?

1. Chế tài là gì?

Chế tài là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Chế tài luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật. Chế tài là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho cam kết của các bên khi tham gia các quan hệ dân sự được thực hiện, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường khi mà các yếu tố cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của xã hội.

Chế tài là một loại trách nhiệm dân sự, là những hậu quả pháp lý pháp luật quy định đối với những người có hành vi pháp luật dân sự quy định. Như vậy, chế tài không được coi là một bộ phận của quan hệ pháp luật mà là một phần của quy định pháp luật. Việc xác định chế tài áp dụng tùy thuộc vào tính chất, mức độ, hậu quả của từng hành vi vi phạm cụ thể. Các chế trong quan hệ pháp luật dân sư có đặc điểm sau.

2. Chế tài dân sự là gì?

Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ không thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

3. Đặc điểm của chế tài trong pháp luật dân sự

3.1. Mang tính đa dạng

Hãng luật Bigbosslaw - Tư vấn miễn phí 0908 648 179
Hãng luật Bigbosslaw – Tư vấn miễn phí 0908 648 179

Chế tài trong pháp luật dân sự mang tính đa dạng, có nhiều hậu quả pháp lý khác nhau để áp dụng cho từng hành vi vi phạm tương ứng. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà áp dụng chế tài mang tính tinh thần như xin lỗi, cải chính hay chế tài mang tính vật chất như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm. Đối với chế tài phạt vi phạm, luật dân sự của các quốc gia trên thế giới có sự quy định khác nhau. Cụ thể là ở Anh, Mỹ, họ coi điều khoản phạt có tính chất trừng phạt, do đó không có hiệu lực. Còn giống với Việt Nam, một số hệ thống pháp luật cho phép thiết lập điều khoản vi phạm hợp đồng như một biện pháp răn đe, như luật dân sự Tây Ban Nha thừa nhận chế tài kép vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại.

3.2. Tự thỏa thuận và tự áp dụng

Chế tài trong quan hệ pháp luật dân sự có thể do các bên tự thỏa thuận và tự áp dụng. Khác với quan hệ pháp luật hành chính, trong quan hệ pháp luật dân sự khi một bên vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước bên còn lại chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, do đặc trưng này nên các bên có thể tự thỏa thuận và tự áp dụng các chế tài dân sự.Ví dụ với chế tài bồi thường thiệt hại, các bên có thể thỏa thuận về số tiền bồi thường cụ thể ngay khi giao kết hợp đồng và cả trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đặc biệt, có loại chế tài chỉ được áp dụng khi các chủ thể có thỏa thuận đó là chế tài phạt vi phạm. Theo Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 thì phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm và mức phạt vi phạm cũng do các bên thỏa thuận.

3.3. Mang tính vật chất

Các chế tài trong quan hệ dân sự đa phần mang tính vật chất. Lợi ích mà các bên hướng tới đa phần mang tính chất tài sản, nên việc vi phạm của bên này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia, do đó cần có sự bù đắp bằng những lợi ích vật chất. Trường hợp quyền nhân thân của một chủ thể bị xâm phạm (mang tính tinh thần) thì chế tài được áp dụng thường là buộc xin lỗi, đăng bài cải chính. Tuy nhiên, việc áp dụng các chế tài này không thể khắc phục hoàn toàn thiệt hại, nên kèm theo chế tài buộc xin lỗi, đăng bài cải chính bên bị vi phạm thường yêu cầu bồi thường thiệt hại (lợi ích vật chất). Như vậy, dù là quan hệ nhân thân hay quan hệ tài sản thì khi có hành vi vi phạm, chế tài áp dụng đa phần mang tính vật chất.

3.4. Chức năng khắc phục các hậu quả vật chất cho bên bị thiệt hại

Khác với các chế tài khác, chế tài dân sự có chức năng khôi phục, khắc phục các hậu quả vật chất cho bên bị vi phạm, bị thiệt hại. Đối với chế tài hình sự và chế tài hành chính, dù người vi phạm đã khắc phục thiệt hại gây ra thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (hoặc trách nhiệm hành chính) trước Nhà nước về hành vi vi phạm của mình. Hai loại chế tài này không nhằm mục đích khắc phục hậu quả mà nhằm trừng phạt người vi phạm. Đối với chế tài dân sự, mục đích của các bên là trả lại hiện trạng như trước khi có vi phạm, theo đó, có thể khôi phục hoặc khắc phục hậu quả. Do các bên khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự thường hướng đến lợi ích vật chất, vì vậy, khi có hành vi vi phạm thỏa thuận của một bên thì bên còn lại có thể bị thiệt hại về tài sản (lợi ích vật chất). Trường hợp này, việc bồi thường về tài sản có thể khôi phục hậu quả. Còn trong trường hợp thiệt hại về tinh thần hay sức khỏe, việc áp dụng chế tài không thể khôi phục hậu quả mà chỉ có thể khắc phục hậu quả gây ra.

Các chế tài đưa ra giúp cho các bên nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, cũng như tự nguyện thi hành các cam kết mà các bên đã thỏa thuận. Việc các bên trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền thỏa thuận và tự áp dụng các chế tài đã khẳng định quyền tự do thỏa thuận của các bên, đồng thời nó là biện pháp hữu hiệu đảm bảo tính khả thi cho việc thực hiện nghĩa vụ cũng như bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự.

Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline: 0908 648 179 để được luật sư tư vấn thêm (Miễn phí)
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật BIGBOSS LAW
Số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt!

Người đăng: Bích Trang

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận