Tác giả: bigboss
Cập nhật: 01/12/2025
Tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Nội dung

CÓ PHẢI KHÔNG ĐƯỢC LY HÔN KHI VỢ MANG THAI, DÙ BIẾT KHÔNG PHẢI CON MÌNH?

1. Người chồng có quyền ly hôn khi vợ đang mang thai không?

Tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Khi người vợ đang có thai, dù là có thai với người chồng hay với người khác thì đây vẫn được xác định là con chung của hai vợ chồng theo Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.

Tại Khoản 4, 5 Điều 2 Nghị quyết số 01/2024 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Nghị quyết này có hiệu lực từ 1.7.2024 quy định: “Vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt có thai, sinh con với ai. Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng cũng không có quyền yêu cầu ly hôn (không phân biệt con đẻ, con nuôi)”.

Như vậy, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi bất luận là con của ai.

2. Người chồng có quyền ly hôn khi biết con không phải con ruột không?

Theo như Khoản 4, 5 Điều 2 Nghị quyết số 01/2024 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Nghị quyết này có hiệu lực từ 1/7/2024 quy định: “Vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt có thai, sinh con với ai. Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng cũng không có quyền yêu cầu ly hôn (không phân biệt con đẻ, con nuôi)”.

Như vậy trong trường hợp con dưới 12 tháng tuổi người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn dù biết vợ đang mang thai không phải là đứa con của mình. Đối với trường hợp con trên 12 tháng tuổi thì người chồng có quyền ly hôn với vợ.

3. Người chồng có quyền ly hôn với vợ đang mang thai trong trường hợp nào?

– Trường hợp 1: Người chồng  chỉ có thể ly hôn khi cháu bé 12 tháng tuổi trở lên (sinh cháu ra và còn sống).

– Trường hợp 2: Vợ chủ động nộp đơn ly hôn với anh ra Tòa án các cấp trường hợp này thì pháp luật không hạn chế.

– Trường hợp 3: Vợ chồng thuận tình ly hôn theo như quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

Như vậy, Luật chỉ cấm chồng đưa ra yêu cầu ly hôn mà không cấm trường hợp thuận tình ly hôn. Do đó, mặc dù chồng không được ly hôn khi vợ có thai với người khác nhưng nếu hai vợ chồng thỏa thuận ly hôn thì vẫn gửi yêu cầu ly hôn thuận tình đến Tòa án để giải quyết.

so hotline9 1
Khuyến cáo

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến info@bigbosslaw.com.

Bigboss Law là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@bigbosslaw.com.

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

YÊU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x