Cần làm gì khi bị bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình mức độ nào thì được ly hôn?

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có những quy định cụ thể về quyền đơn phương ly hôn của vợ (chồng) khi đối mặt với bạo lực gia đình. Tuy nhiên, bạo lực ở mức độ nào thì một trong hai người mới có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn? Khi bị bạo lực gia đình cần xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này.


Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình đến mức nào thì có thể ly hôn?

1. Các hành vi bạo lực gia đình

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Quyền đơn phương ly hôn theo quy định của pháp luật

Theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên: một trong hai bên chỉ có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn khi hành vi bạo lực gia đình trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến:

– Tình trạng trầm trọng trong hôn nhân;

– Đời sống chung không thể kéo dài;

– Mục đích của hôn nhân không đạt được.

3. Bạo lực gia đình ở mức độ nào thì được quyền đơn phương ly hôn?

Pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện nay chưa có quy định cụ thể về mức độ bạo lực đủ để dẫn đến ly hôn đơn phương, vì đây là vấn đề mang tính định tính, khó có thể định lượng bằng con số cụ thể. Do đó, mức độ bạo lực đủ để hình thành yêu cầu ly hôn gồm:

3.1 Tình trạng trầm trọng trong hôn nhân

Khái niệm này được hiểu là tình trạng cuộc sống hôn nhân có xu hướng phát triển theo hướng tiêu cực, thể hiện ở một số hành vi như:

+ Vợ/chồng không quan tâm, yêu quý, giúp đỡ và trân trọng lẫn nhau;

+ Vợ/chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau với tần suất cao; lăng mạ, xúc phạm đến tinh thần, danh dự, nhân phẩm của nhau;

+ Vợ/chồng không chung thuỷ, có hành vi ngoại tình dù đã được khuyên bảo.

3.2 Đời sống chung không thể kéo dài

Việc xác định thế nào là “ không thể kéo dài” cần dựa trên thực tế mối quan hệ vợ chồng, cụ thể như việc có hành vi dẫn đến tình trạng trầm trọng trên thực tế hay không, mức độ bất đồng giữa vợ-chồng như thế nào,… Đây cũng chính là căn cứ để Toà án quyết định việc chấp thuận hay không yêu cầu giải quyết ly hôn của đương sự.

3.3 Mục đích của hôn nhân không đạt được

Mục đích của hôn nhân được hiểu là những yêu cầu đạo lí và pháp lí mà những người xác lập quan hệ hôn nhân hướng tới và đặt ra để cùng nhau thực hiện, tiêu biểu như:

+ Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng;

+ Được tôn trọng về sở thích/tôn giáo/tư tưởng/…,

+ Được hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt trong cuộc sống, không bị xâm phạm và được bảo vệ về thân thể/danh dự/nhân phẩm,…

Theo đó, mục đích của hôn nhân không đạt được khi một trong hai bên hoặc cả hai bên đều phá vỡ những mục tiêu nhân văn đã đặt ra ban đầu bằng những hành vi bạo lực lên đối phương về cả thể chất và tinh thần.

Thất bại trong việc thực hiện các mục đích nêu trên là một trong những yếu tố cơ bản quyết định mức độ bạo lực gia đình để vợ/chồng yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn.

hãng luật Bigboss Law
Hãng luật Bigboss Law – Mọi chi tiết liên hệ 0908 648 179

4. Cách xử lý khi bị bạo lực gia đình

Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 khi bị bạo hành gia đình nạn nhân có quyền:

  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
  • Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này.

Ngoài ra nạn nhân có quyền gửiđơn tố cáo tới cơ quan công an cấp quận/huyện hoặc UBND xã/phường để được bảo vệ và có chế tài xử phạt đối với hành vi bạo hành. Khi nộp đơn kèm theo các bằng chứng chứng minh có hành vi bạo hành gia đình theo quy định tại theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Nếu tình trạng bạo lực ngày càng trầm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần và không thể tiếp tục kéo dài thì giải pháp cuối cùng là nạn nhân thực hiện quyền ly hôn. Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu một bên:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật TNHH MTV Bigboss Law
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Tiên Tiên

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận