Xử lý vi phạm đối với trường hợp người điều khiển xe có nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Điều khiển xe tham gia giao thông khi đang ở trong tình trạng say xỉn hay cơ thể chứa nồng độ cồn là hành vi khá phổ biến. Đặc biệt trong những ngày lễ, tết, tình trạng này càng tăng cao hơn khi mọi người phải gặp mặt bạn bè và gia đình. Cuộc vui nào cũng ít nhiều có rượu, bia và việc uống rượu, bia là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết sử dụng vừa phải để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người khi tham gia giao thông. Hành vi điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông mà trong người có nồng độ cồn vượt mức quy định được xem là vi phạm theo quy định của pháp luật. Đáng chú ý khi từ ngày 01/01/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ. So với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP thì Nghị định này có nhiều điểm mới, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính đối với quy định về nồng độ cồn đáng chú ý.

Chống đối kiểm soát nồng độ cồn, từ chối kiểm tra sẽ bị xử lý nặng | baotintuc.vn
Ảnh minh hoạ

Hành vi vi phạm đối với trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong người có chứa nồng độ cồn được xác định trên nồng độ cồn vượt mức cho phép trong máu hoặc hơi thở và loại phương tiện người tham gia điều khiển (trong nội dung bài viết, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu mức xử phạt của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông). Theo đó, nồng độ cồn được chia thành các mức sau:

– Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

1/ Trường hợp nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài mức phạt tiền trên, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sungbị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng theo như quy định tại Điểm đ Khoản 10 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2/ Trường hợp nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tại Điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có quy định đối với trường hợp người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng theo như quy định tại Điểm e Khoản 10 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngoài mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nêu trên.

3/ Trường hợp nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Theo quy định tại Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Ngoài mức phạt tiền trên, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng theo như quy định tại Điểm g Khoản 10 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trên đây là một số lưu ý về xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline: 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí)./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật Biggboss Law
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Hải Đăng

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận