TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN THỪA KẾ

Các tranh chấp về đất đai luôn là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm chú ý từ xã hội bởi tính chất phức tạp và khó giải quyết. Trên thực tế đây là vấn đề dễ phát sinh tranh chấp về quyền, lợi ích của các bên và thường diễn ra dưới nhiều dạng tranh chấp khác nhau. Trong đó các tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế cũng là một trong những tranh chấp phổ biến…Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các tranh chấp về đất đai liên quan đến quyền thừa kế cũng như các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến trình tự, thủ tục trong quá trình giải quyết tranh chấp.

tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế

1. Tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế được hiểu thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013: 

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. 

Ở đây cần lưu ý rằng, tranh chấp đất đai là các tranh chấp phát sinh giữa các bên khi xác định người có quyền sử dụng đất.

Những tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế được hiểu là những xung đột, mâu thuẫn nảy sinh về quyền và lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất của những người được nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trên thực tế thường thấy nhiều trường hợp việc phân chia di sản thừa kế không thỏa đáng làm phát sinh các tranh chấp do có mâu thuẫn giữa những người thừa kế hoặc những người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Tranh chấp đất đai liên quan đến đến quyền thừa kế thường có nhiều dạng khác nhau, cụ thể như:

– Tranh chấp yêu cầu người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ tài sản mà người mất để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản là quyền sử dụng đất;

– Tranh chấp đất đai trong đó các đương sự nhận thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc chia theo pháp luật;

– Tranh chấp đất đai trong đó các đương sự nhận thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình đối với đất hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

2. Cách chia thừa kế quyền sử đất khi xảy ra tranh chấp

2.1. Chia thừa kế theo di chúc

Căn cứ theo Điều 659 Bộ luật dân sự 2015, việc chia thừa kế đất đai theo di chúc được quy định như sau:

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế

2.2. Chia thừa kế theo pháp luật

Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật đó là:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Thứ tự chia thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể trong Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3. Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế

Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế đối với bất động sản nói chung và đất đai nói riêng. Hết thời hạn này mà không khởi kiện thì di sản thuộc quyền sở hữu người thừa kế đang quản lý di sản đó. 

Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định như sau:

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế

4. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế

Bước 1: Tiến hành hòa giải ở cơ sở

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp về đất đai thì:

“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất đang tranh chấp có trách nhiệm thực hiện hòa giải tranh chấp về đất đai giữa các bên tại địa phương mình. Nếu sau hòa giải mà một trong các bên vẫn không đồng ý với nội dung hòa giải thì có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ cần cung cấp cho Tòa án khi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện được viết theo mẫu

– Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quyền sử dụng đất và tranh chấp đang phát sinh

– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, hộ khẩu của người khởi kiện

– Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi thường trú (tạm trú) của bên bị kiện.

Bước 3: Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp; đối với tranh chấp đất đai không có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền tòa án cấp huyện, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì sẽ do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thụ lý và giải quyết.

Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khởi kiện cùng với tài liệu chứng cứ kèm theo, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, Tòa án sẽ gửi thông báo nộp tạm ứng án phí cho bên khởi kiện. Sau khi nộp tạm ứng án phí, bên khởi kiện sẽ nộp lại biên lai tạm ứng án phí để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kim Chi
Kim Chi
2 tháng trước

Xin Chào,
Tôi tên Chi, xin Luật sư giúp tôi gỉai đáp câu hỏi này.
Bà nội tôi mất năm 1998. Bà nội tôi không để lại di chúc.
Ba tôi nuôi bà nội tôi, và ba tôi đã sang tên thửa đất, ba tôi đứng tên. Ba tôi có hỏi bác tôi và cô tôi có muốn chia không, họ nói không cần ( chỉ nói miệng).
Sau này, ba tôi chia 1 phần đất cho anh tôi, đã làm sổ đỏ.
bây giờ cô tôi muốn chia phần đất của anh tôi.
Luật sư cho tôi hỏi là, cô tôi có được chia phần đất đó không?
Pháp luật có quy định là anh tôi phải chia cho cô tôi không?
Rất mong hồi âm từ luật sư.
Trân trọng.

ADMIN
2 tháng trước
Trả lời  Kim Chi

Chị vui lòng liên hệ vào số 0978 333 379 để luật sư tư vấn cho chị nha