GIẤY ỦY QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Đất đai là tài sản có giá trị tương đối lớn do đó tranh chấp liên quan đến loại tài sản này cũng thường diễn ra khá nhiều trong cuộc sống. Đây cũng là một trong những tranh chấp rất khó để hòa giải thành công, do đó các bên thường chọn cách khởi kiện lên tòa án. Một số trường hợp, người khởi kiện vì một lý do nào đó không thể tự mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp, họ có thể viết giấy ủy quyền cho một người khác đại diện mình. Tuy nhiên một số người hiện chưa rõ Mẫu Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần viết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về mẫu giấy này cùng với quy định pháp luật về việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Mẫu Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

1. Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai là gì?

Uỷ quyền có thể được hiểu là việc một cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện cho mình và nhân danh mình đưa ra quyết định hoặc thực hiện một công việc nhất định nào đó. Đây chính là căn cứ làm phát sinh mối quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Một trong những phương thức để thực hiện việc ủy quyền đó là các bên sẽ tiến hành viết giấy ủy quyền.

Ở đây, ta có thể hiểu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai là văn bản có nội dung về việc ghi nhận ý chí của người ủy quyền chỉ định người nhận ủy quyền nhân danh mình thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. 

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp về đất đai là mẫu giấy được lập ra để ủy quyền cho người khác trong việc khiếu nại về đất đai tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết, chẳng hạn như ủy quyền cho luật sư, chuyên viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tham gia giải quyết tranh chấp về đất đai trong trường hợp bên ủy quyền không thể tự thực hiện được.

Mẫu Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

2. Có được uỷ quyền cho người khác giải quyết tranh chấp đất đai không?

Thực tế cho thấy việc ủy quyền có thể do bên ủy quyền vì nhiều vấn đề chẳng hạn như bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc ở xa không thể trực tiếp đứng ra giải quyết tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác, có thể cá nhân hoặc pháp nhân, đứng ra thay mình quyết định trong phạm vi bên ủy quyền giới hạn.

Hiện tại, pháp luật đất đai chưa có quy định cụ thể về việc uỷ quyền tranh chấp đất đai mà vấn đề này chủ yếu đã được điều chỉnh bằng các quy định trong luật chung.

Theo Điều 86 trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

“1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.

2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”

Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.”

Theo khoản 3 Điều 60 của Bộ luật tố tụng hành chính cũng quy định:

“Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.”

Bởi lẽ tranh chấp về đất đai cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật trên, do đó có thể khẳng định, các đương sự trong tranh chấp đất đai hoàn toàn có thể uỷ quyền cho người khác đại diện mình tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Các bên trong quan hệ ủy quyền sẽ tự thỏa thuận các vấn đề liên quan như nội dung uỷ quyền; phạm vi những việc bên nhận ủy quyền được thực hiện; trách nhiệm của người nhận ủy quyền. Bên cạnh đó cần chú ý trong trường hợp quyền sử dụng đất thuộc về hộ gia đình hoặc là tài sản chung của vợ chồng thì vấn đề uỷ quyền cần phải có sự đồng ý của những người còn lại hoặc của vợ/chồng.

Mẫu Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

3. Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________

GIẤY ỦY QUYỀN

1. NGƯỜI ỦY QUYỀN

– Ông/Bà:…………………………………….

– Sinh ngày:…………………………………….

– Căn cước công dân số :………………. Nơi cấp:……………… Ngày cấp :……………..

– Địa chỉ hộ khẩu thường trú:…………………………………….

– Địa chỉ hiện tại:…………………………………….

2. NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN

– Ông/Bà:…………………………………….

– Sinh ngày:…………………………………….

– Căn cước công dân số :………………. Nơi cấp:……………… Ngày cấp :……………..

– Địa chỉ hộ khẩu thường trú:…………………………………….

– Địa chỉ hiện tại:…………………………………….

CĂN CỨ ỦY QUYỀN

Tôi – …………………… hiện đang thực hiện các thủ tục để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng diện tích …………….. đất (Bằng chữ: …………….), tờ bản đồ số ……………….. tại địa chỉ: ………………………… Thửa đất này đã được UBND …………………. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………………………… mang tên ……………………..

Nay tôi ủy quyền cho …………………………. được toàn quyền thay mặt và nhân danh tôi liên hệ, làm việc với các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các công việc như sau:

PHẠM VI ỦY QUYỀN

Liên hệ, làm việc với các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền …………………

Khi thực hiện các nội dung ủy quyền, …………………………. được quyền đưa ra ý kiến, toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến vụ việc. Được quyền cung cấp, lập và ký các giấy tờ cần thiết theo quy định trong quá trình giải quyết vụ việc nêu trên.

THỜI HẠN ỦY QUYỀN

Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được Công chứng/Chứng thực cho đến khi người nhận ủy quyền thực hiện xong công việc ủy quyền hoặc cho đến khi Giấy ủy quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

CAM ĐOAN

Tôi cam đoan:

Việc ủy quyền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào mà pháp luật quy định.

Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về các công việc do ……………………. thực hiện theo nội dung công việc được tôi ủy quyền ghi trong Giấy ủy quyền này.

KÝ KẾT

Tôi đã hiểu rõ các quy định của pháp luật về ủy quyền, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ khi lập và ký Giấy ủy quyền này. Tôi đã đọc lại toàn bộ nội dung của Giấy ủy quyền này, công nhận đã hiểu rõ và đồng ý với nội dung của Giấy ủy quyền này. Tôi ký tên và điểm chỉ vào Giấy ủy quyền này để làm bằng chứng thực hiện.

Giấy ủy quyền trên được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản.

NGƯỜI ỦY QUYỀN                                      NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                (Ký, ghi rõ họ tên)

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận