Thủ tục mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Đối với thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam, việc thành lập chi nhánh phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Dưới đây là bài viết tham khảo về thủ tục mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.

1) Chi nhánh là gì ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:

“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”

Căn cứ theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015 về chi nhánh của doanh nghiệp như sau:

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
  • Công ty trụ sở chính có tư cách pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. 
  • Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích về chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

“ Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”

Về chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quy định Điều 16 Luật Thương mại 2005 như sau:

  • Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
  • Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
  • Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

Các quyền và nghĩa vụ của chinh nhánh được thành lập bởi thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Thương mại 2005 như sau:

Quyền của Chi nhánh

  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
  • Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
  • Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của Chi nhánh

  • Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
  • Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2) Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về quyền thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài như sau:

“Điều 3. Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của chi nhánh như sau:

  • Chi nhánh được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động tại Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam.
  • Chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và phù hợp với nội dung Giấy phép.

Bên cạnh đó còn có các trường hợp không được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh căn cứ theo Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định như sau:

  • Không đáp ứng một trong những điều kiện thành lập Chi nhánh như trên.
  • Việc thành lập chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
  • Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam.

Ngoài các điều kiện để thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam mà còn cần lưu ý sau về người đại diện cho chi nhánh của mình để hoạt động một cách dễ dàng:

Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

3) Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh quy định như sau:

“Bộ Công Thương thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh trong trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.”

4) Thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài

4.1) Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài.

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh:

Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

1Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quanBản sao: 1
2Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánhBản sao: 1
3Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặcBản sao: 1
4Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh ( (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh là người nướcBản sao: 1
5Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh (phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam)Bản chính: 1
6Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh (phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam)Bản sao: 1
7Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài (Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhậnBản sao: 1
8Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký (Mẫu MĐ.5 của Thông tư 11/2016/TT-BCT) Bản chính: 1

4.2) Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh thương nhân nước ngoài

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về trình tự thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh:

  • Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
  • Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
  • Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:

“Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” 

Sau khi đã có Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp thì Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình căn cứ theo Điều 25 Nghị định 07/2016/NĐ-CP gồm các các nội dung sau:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;
  2. Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
  3. Người đứng đầu Chi nhánh;
  4. Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép;
  5. Nội dung hoạt động của Chi nhánh;
  6. Ngày cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh.

Thời hạn của giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài căn cứ theo Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định:

“Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.”

4.3. Lệ phí mở chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài

Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về lệ phí cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh:

“Bộ Tài chính quy định về lệ phí cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh”

Như chúng ta đã biết các doanh nghiệp thường không chỉ phát triển trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, khu vực, mà còn mở rộng chi nhánh ra nhiều quốc gia, vươn ra toàn thế giới. Việt Nam luôn là một thị trường kinh tế đầy tiềm năng khiến không ít các doanh nghiệp nước ngoài chọn Việt Nam để mở rộng chi nhánh.

Khi các doanh nghiệp này muốn mở thêm chi nhánh tại các quốc gia khác nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh, họ cần tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu và chính xác nhất về điều kiện, thủ tục mở chi nhánh hãy liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn tận tình với một chi phí hợp lý.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận