Người đại diện theo pháp luật của các loại hình Công ty

Tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty
Hình ảnh minh họa

Đây là nội dung mà được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Bỡi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 (“LDN”): “ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” Với quy định này thì chúng ta hiểu được tầm quan trọng của Người đại diện theo pháp luật (“NĐD”) là một thiết chế pháp lý đặc biết quan trọng với Công ty.

Như các bạn đã biết các loại hình Doanh nghiệp mà chúng ta thường gặp là: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 và 2 thành viên, Công ty Cổ phần và Công ty Hợp danh. Vậy Công ty bao gồm những loại hình nào? Thì theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 LDN: “Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.” Trước khi đi vào phân tích NĐD của các loại hình Công ty thì chúng ta cần phải làm rõ một nội dung là “Doanh nghiệp tư nhân có người đại diện theo pháp Luật không?” thì Luật sư xin được trả lời luôn là chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật (Khoản 3 Điều 190 LDN). Bởi vì, có rất nhiều bạn nghĩ rằng vì Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên sẽ không có người đại diện theo pháp luật nên Luật sư giải thích thêm để các bạn tránh nhầm lẫn.

Tiếp theo chúng ta đi vào tìm hiểu Người đại diện theo pháp luật của các loại hình Công ty.

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (“Công ty TNHH”):

– Công ty TNHH hai thành viên: khoản 3 Điều 54 LDN quy định như sau: “Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.” Ví dụ: có một bạn hỏi Luật sư rằng: Bạn K là Tổng Giám đốc, bạn H làm Giám đốc kiêm là Kế toán trưởng thì có thể là Người đại diện theo pháp luật cho Công ty được không? Theo đó, LDN không có một quy định nào nghiêm cấm việc Giám đốc kiêm là kế toán trưởng làm NĐD nhưng mà theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Luật kế toán 2015 thì: “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.” Mà căn cứ vào 24 Điều 4 LDN thì bạn H là người có trách nhiệm quản lý, điều hành Công ty nên không thể trở thành NĐD cho Công ty được.

– Công ty TNHH một thành viên: được quy định tại khoản 3 Điều 79 LDN:Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

2. Công ty Cổ phần: được quy định tại khoản 2 Điều 137 LDN:Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

Nội dung này được quy định tổng quát tại Điều 12 LDN.

Lưu ý: Doanh nghiệp luôn phải đảm bảo có một người địa diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam:

– Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền. Trường hợp hết thời hạn thời hạn ủy quyền và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 LDN.

– Trường hợp Doanh nghiệp chỉ có một NĐD mà vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không có ủy quyền cho cá nhân nào thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật hoặc chết, mất tích…vv thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Đối với Công ty TNHH có hai thành viên, nếu người đại diện theo pháp luật chết, mất tích…vv thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

3. Công ty Hợp danh: quy định tại Khoản 1 Điều 184 LDN: “Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.” Theo đó, điểm đ khoản 4 Điều 184 LDN quy định: “Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án; đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;” với quy định này thì Công ty cần phải ghi rõ nhiệm vụ của từng người trong những trường hợp này vào điều lệ của Công ty.

Nếu bạn còn có thắc mắc nào thì vui lòng để lại bình luận hoặc gọi ngay vào số 0908 648 179 để Luật sư tư vấn cho nhé!

Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật BIGBOSS LAW
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Phạm Huyền

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận