Thủ tục ly hôn đơn phương là một nội dung đang chiếm phần lớn sự quan tâm của một số người khi đang muốn ly hôn đơn phương nhanh chóng và đạt kết quả như mong muốn.
Vậy muốn ly hôn đơn phương tại Dĩ An đúng pháp luật thì cần những điều kiện gì, cần hồ sơ, giấy tờ như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thông tin chi tiết!
1. Ly hôn đơn phương tại Dĩ An cần những giấy tờ, tài liệu gì?
Khi bạn muốn ly hôn đơn phương tại Dĩ An thì bạn cần nộp đơn ly hôn đơn phương.
Ngoài đơn ly hôn, hồ sơ ly hôn đơn phương còn có các giấy tờ cần thiết như:
- Bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng;
- Bản sao y, chứng thực sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của hai vợ chồng;
- Bản sao y giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
- Giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tài sản nếu có tranh chấp về tài sản, hay chia tài sản chung;
- Giành quyền nuôi con thì phải nộp thêm giấy tờ chứng minh thu nhập, đơn thể hiện nguyện vọng của con;
Và các tài liệu, giấy tờ khác liên quan đến vấn đề mà bạn muốn giải quyết.
>>Xem chi tiết: Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?
2. Đơn phương ly hôn tại Dĩ An mất bao lâu?
Ly hôn đơn phương (hay ly hôn theo yêu cầu của một bên) thường kéo dài thời gian hơn ly hôn thuận tình.
Nhưng hiện nay pháp luật đã có quy định thời gian tối đa để giải quyết việc ly hôn đơn phương là 4 tháng kể từ ngày hoàn thiện hồ sơ và nộp đầy đủ án phí sơ thẩm.
Nguyên đơn (người yêu cầu ly hôn) phải yêu cầu Tòa án ra thông báo đóng án phí ngay để vụ việc được đưa vào thụ lý và bắt đầu tính thời gian giải quyết theo như quy định của luật.
Mức đóng án phí tùy vào tính chất của tranh chấp có tài sản chung không, có con chung hay không.
Sau khi thực hiện việc đóng mức án phí nêu trên, thẩm phán giải quyết vụ việc sẽ bố trí thời gian phù hợp với quy định pháp luật.
Thường là sau 15-30 ngày, Thẩm phán sẽ gọi các bên ra lấy lời khai, xác minh thông tin, tiến hành hòa giải và sẽ phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bên để đưa ra hướng giải quyết theo thủ tục ly hôn đơn phương.
Pháp luật quy định thời hạn tối đa mà không quy định tối thiểu, do đó, nếu bên bị đơn (người không yêu cầu ly hôn) đồng ý ly hôn thì việc giải quyết ly hôn sẽ rút ngắn thời gian.
3. Nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu?
Tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.”
Hiện nay, theo quy định của khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vợ, chồng không được ủy quyền ly hôn cho người khác tham gia tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí… nếu không thể tham gia tố tụng thì vợ, chồng có thể gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến Tòa.
Có thể hiểu rằng, người có nhu cầu ly hôn gọi là nguyên đơn, người không có nhu cầu ly hôn gọi là bị đơn.
Theo đó, căn cứ vào nơi cư trú của bị đơn (là người không có yêu cầu ly hôn) để xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Việc nộp đơn ly hôn đơn phương phải được tiến hành tại nơi mà bị đơn đang sinh sống hoặc cư trú gần nhất.
4. Ly hôn đơn phương vắng mặt được không?
Theo quy định của pháp luật về ly hôn vắng mặt, có thể chia làm 2 trường hợp sau:
Thứ nhất, vắng mặt nguyên đơn (người yêu cầu ly hôn)
Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, khi nguyên đơn vắng mặt thì Tòa án sẽ giải quyết như sau:
Tòa án sẽ hoãn phiên tòa khi phiên tòa lần 1 diễn ra vắng mặt nguyên đơn. Khi phiên tòa lần thứ 2 diễn ra mà vẫn vắng mặt của nguyên đơn thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn yêu cầu, trừ trường hợp có đơn xin xét xử vắng mặt của nguyên đơn. Nếu như vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án sẽ xem xét hoãn phiên tòa.
Như vậy, nếu nguyên đơn vắng mặt trong phiên tòa lần thứ 2 diễn ra mà không có đơn vắng mặt thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn yêu cầu khởi kiện. Lúc này sẽ coi như nguyên đơn từ bỏ yêu cầu khởi kiện của mình.
Thứ hai, vắng mặt bị đơn (người không yêu cầu ly hôn)
Trong lần triệu tập thứ nhất, bị đơn hoặc người đại diện hợp pháp của bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích của bị đơn không có mặt tại phiên tòa thì sẽ hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Lần triệu tập thứ hai, nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì vẫn tiến hành xét xử.
Như vậy, nguyên đơn lưu ý nếu muốn yêu cầu ly hôn của mình được giải quyết nhanh chóng thì hãy tham gia phiên tòa, nếu có việc phát sinh mà không thể tham gia phiên tòa thì hãy làm đơn xin xét xử vắng mặt để tránh trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án.
5. Trình tự thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương tại Dĩ An, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để ly hôn
Đơn ly hôn đơn phương là thành phần bắt buộc khi yêu cầu ly hôn do đó thành phần hồ sơ không thể thiếu đơn ly hôn đơn phương. Kèm theo đơn là các giấy tờ cần thiết như chúng tôi đã đề cập ở phần trên.
Bước 2. Nộp hồ sơ ly hôn
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, bạn cần đến ngay Tòa án nhân dân thành phố Dĩ An (Địa chỉ: Số 1 Đường F, Thành phố Dĩ An, Bình Dương)
Bạn có thể nộp hồ sơ bằng một trong các cách như sau:
- Nộp trực tiếp
- Nộp qua đường dịch vụ bưu chính để đưa hồ sơ đến Tòa án
- Gửi trực tuyến hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án ( nếu có).
Bước 3. Tòa án thụ lý hồ sơ của bạn
Nếu xét thấy hồ sơ bạn gửi đầy đủ và hợp lệ, Tòa án sẽ có thông báo nộp tạm ứng án phí đến người khởi kiện. Trong vòng 7 ngày, bạn phải tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí và sau đó nộp lại biên lai đã nộp tiền cho Tòa án và Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án.
Trường hợp mà hồ sơ bạn gửi không đầy đủ thì Thẩm phán được phân công thụ lý sẽ yêu cầu bạn bổ sung hồ sơ.
Bước 4. Hòa giải tại Tòa
Hòa giải luôn là thủ tục bắt buộc khi tiến hành ly hôn tại Tòa án. Hòa giải để vợ, chồng có thời gian thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề liên quan. Nếu hòa giải không thành thì Tòa sẽ tiến hành xét xử vụ án của bạn.
Bước 5. Tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn
Sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án bản án ly hôn sẽ có hiệu lực. Trường hợp đương sự (vợ/ chồng) không đồng ý với phán quyết của Tòa, bạn có quyền kháng cáo trong thời hạn hợp lý mà pháp luật quy định.
Nếu bạn còn thắc mắc hay chưa rõ phần nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi 0978 333 379 nhánh số 4 để được tư vấn, hỗ trợ.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1. Phí thực hiện dịch vụ ly hôn đơn phương là bao nhiêu?
Tùy vào vụ việc của bạn, tranh chấp con chung hay không, có tranh chấp tài sản chung hay không mà phí ấn định khác nhau.
Muốn biết thêm chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0978 333 379 “nhánh số 4” hoặc liên hệ qua zalo.
6.2. Ly hôn đơn phương khi không biết chỗ ở của một bên thì làm như thế nào?
Theo như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nếu như nguyên đơn (là người yêu cầu ly hôn) không biết nơi cư trú, làm việc hoặc là trụ sở của bị đơn (người không yêu cầu ly hôn) thì người có yêu cầu muốn ly hôn có thể yêu cầu Tòa án nơi mà bên vợ/ chồng cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản để giải quyết yêu cầu ly hôn.
Nơi cư trú có thể hiểu là nơi mà người đó thường trú hoặc tạm trú. Hoặc cũng có thể là nơi mà người đó đang sinh sống và cần có xác nhận của công an xã, phường nơi người đó sinh sống.
Hoặc nếu bạn muốn chắc hơn thì có thể yêu cầu Tòa án xác minh chỗ ở của người đó đang sinh sống khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án.
6.3. Ly hôn đơn phương mà một bên đang giữ giấy tờ thì phải làm sao?
Khi muốn ly hôn đơn phương thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, trường hợp một bên vợ/ chồng đang giữ giấy tờ thì bạn hãy thực hiện như sau:
- Hộ khẩu: bạn có thể liên hệ làm việc với công an xã, phường nơi mà cả 2 vợ, chồng thường trú để xác nhận thường trú của 2 người. Bạn có thể làm đơn riêng để xác nhận hoặc là xác nhận ngay trong đơn ly hôn.
- Đối với Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: bạn hãy liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi mà lúc trước 2 vợ, chồng đi đăng ký kết hôn để xin bản Trích lục bản sao.
- Về khai sinh của các con cũng vậy, bạn đến nơi đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin trích lục bản sao.
Khi có các giấy này rồi bạn hãy đến nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp thiếu giấy tờ, bạn có thể bổ sung sau.
6.4. Ai được quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương?
Theo quy định của Luật HNGĐ 2014 thì cha, mẹ đều có quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng lại bị mất năng lực hành vi dân sự, không thể tự lao động kiếm sống và tự nuôi bản thân mình.
Ngoài ra, vợ/ chồng có quyền thỏa thuận với nhau xem ai là người sẽ nuôi con khi ly hôn. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ giải quyết theo nguyện vọng của con đối với con từ 7 tuổi trở lên; Nếu con nhỏ thì sẽ xét xem bên nào có lợi nhất cho sự nuôi dưỡng, giáo dục con.
Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Nếu mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con thì xét đến các điều kiện có lợi cho con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác nhưng đảm bảo quyền lợi của con.
6.5. Chia tài sản khi ly hôn đơn phương như thế nào?
Vợ/ chồng có quyền được chia tài sản chung mà cả 2 vợ/ chồng đã tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Chia tài sản chung sẽ dựa theo quy định của pháp luật. Theo đó, khi đơn phương ly hôn có 2 cách chia tài sản như sau:
- Thứ nhất, tài sản sẽ được chia theo sự thỏa thuận của 2 bên: vì Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng và cho phép 2 bên tự thỏa thuận chia tài sản.
- Thứ hai, nếu không có thỏa thuận, tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật theo các nguyên tắc sau đây:
Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có xét đến các yếu tố như: công sức đóng góp, hoàn cảnh gia đình, lỗi của bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Tài sản chung của vợ/ chồng sẽ chia bằng hiện vật, nếu không thì chia theo giá trị tương đương.
Chỉ tài sản chung mới được chia còn nếu tài sản đó là của riêng vợ/ chồng thì sẽ không được chia ra.
Nếu bạn còn chưa rõ về vấn đề trên hãy tham khảo qua bài viết chi tiết tại đây: Chia tài sản khi ly hôn đơn phương
7. Liên hệ với chúng tôi
Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn mọi thắc mắc của bạn liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương tại Dĩ An.
Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 0978 333 379 “nhánh số 4” để được gặp Luật sư tư vấn chi tiết trực tiếp.
Ngoài ra, nếu không ngại di chuyển, bạn có thể đến trao đổi, chia sẻ trực tiếp với chúng tôi tại văn phòng làm việc.
Hãng Luật Bigboss Law
Hotline: 0978 333 379
Địa chỉ: Số 25 Đường GS1, Khu Phố Tây B, Phường Đông Hòa, Thành phố Dĩ An, Bình Dương.