Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng, có trái luật?

Trước khi chính thức xác lập quan hệ lao động bằng hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động thường sẽ thỏa thuận về việc làm thử. Vậy thỏa thuận thử việc có bắt buộc phải lập thành hợp đồng dưới hình thức văn bản?


ký hợp đồng thử việc
Thử việc có bắt buộc lập hợp đồng hay không?

1. Thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không?

Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã quy định về thử việc như sau:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Theo đó, các bên khi có thỏa thuận về việc làm thử thì có thể ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

Tuy nhiên BLLĐ năm 2019 lại không đặt ra quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động.

Theo Điều 14 BLLĐ năm 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức: văn bản, lời nói, dữ liệu điện tử. Trong đó, với hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng nhưng với trường hợp này người lao động sẽ không phải thử việc (căn cứ khoản 2 Điều 14 và khoản 3 Điều 24 BLLĐ năm 2019).

Chính vì vậy, nếu lựa chọn thỏa thuận thử việc tại hợp đồng lao động, các bên sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử. Còn nếu giao kết hợp đồng thử việc, các bên được tùy chọn hình thức của hợp đồng.

Như vậy, khi thử việc, các bên không bắt buộc phải ký thành hợp đồng mà có thể thỏa thuận miệng về hợp đồng thử việc. Đồng nghĩa với đó, dù có thỏa thuận về thử việc nhưng không ký hợp đồng vẫn được coi là đúng luật.

2. Thỏa thuận miệng khi thử việc, người lao động gặp nhiều rủi ro

Như đã phân tích, thử việc không bắt buộc phải ký hợp đồng bằng văn bản mà các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận miệng với nhau. Tuy nhiên, nếu giao kết hợp đồng thử việc theo hình thức này, người lao động sẽ gặp phải nhiều rủi ro, đơn cử như:

2.1. Dễ bị xâm phạm các quyền lợi chính đáng trong thời gian thử việc

Căn cứ BLLĐ năm 2019, trong thời gian thử việc người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

+ Đảm bảo về thời gian thử việc: Không quá 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp; không quá 60 ngày với công việc cần trình độ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 06 ngày làm việc với công việc khác (Điều 25 BLLĐ năm 2019).

+ Lương thử việc: Được trả ít nhất 85% tiền lương cho công việc làm thử (Điều 26 BLLĐ năm 2019).

+ Ngoài ra cũng được đảm bảo về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi,…

Tuy nhiên nếu các bên chỉ thỏa thuận miệng về vấn đề thử việc, những quyền lợi trên của người lao động sẽ rất dễ bị vi phạm do không có căn cứ chứng minh thỏa thuận trước đó. Nhiều trường hợp, người sử dụng lao động chỉ trả 80% lương cho người lao động hoặc kéo dài thời gian thử việc so với quy định,…

2.2. Người sử dụng lao động thường tùy ý cho nghỉ việc

Theo khoản 2 Điều 27 BLLĐ năm 2019, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Như vậy, dù thử việc có ký hợp đồng hay không thì các bên cũng có quyền tự do hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.

Tuy nhiên, với tâm lý không ký hợp đồng nên không có văn bản ràng buộc về pháp lý nên doanh nghiệp dễ dàng cho người lao động nghỉ việc theo ý muốn của mình.

Hãng luật Bigboss Law
Hãng luật Bigboss Law – mọi vấn đề pháp lý liên hệ ngay chúng tôi!

2.3. Không có căn cứ để giải quyết quyền lợi khi xảy ra tranh chấp

Đây là thiệt thòi lớn nhất đối với người lao động khi thử việc mà không có hợp đồng. Do không có giấy tờ ràng buộc về pháp lý nên nếu người lao động nghỉ việc khi đang trong quá trình làm thử thường bị doanh nghiệp từ chối thanh toán các khoản tiền lương và quyền lợi khác liên quan. Khi đó, người lao động sẽ gặp phải khó khăn khi chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Chính vì vậy, người lao động cần hết sức lưu ý, để đảm bảo quyền lợi cho mình, nên yêu cầu ký hợp đồng thử việc bằng văn bản để có cơ sở đòi hỏi các quyền lợi chính đáng.

Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật TNHH MTV Bigboss Law
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Tiên Tiên

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận