Quyền thăm nom con sau ly hôn và cách xử lý khi bị cấm cản thăm nom con

Sau khi ly hôn, nhiều khi việc thăm con cũng xảy ra tranh chấp, bị ngăn cản. Vậy có cách nào giải quyết tình trạng này không?


Quy định quyền nuôi con sau khi ly hôn
Cần giải đáp về quyền thăm nom con sau ly hôn – gọi ngay 0908 648 179

Sau khi ly hôn, ngoài tài sản thì vấn đề nuôi và thăm con cũng trở thành cuộc chiến thật sự giữa hai vợ chồng. Việc để con cho ai nuôi, việc thăm nom con thế nào thật sự gây tranh cãi rất lớn.

1. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật:

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau ly hôn do hai bên vợ chồng tự mình thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được sẽ do Tòa án chỉ định. Khi đó, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”.

Quyền thăm nom con khi không trực tiếp nuôi con vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ mang tính bắt buộc của bậc làm cha mẹ. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai có quyền cản trở.

Trường hợp cha mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Việc ngăn cản không cho cha/mẹ gặp con là một trong những hành vi bạo lực gia đình được nêu tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.

Theo đó, hành vi ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Hãng Luật Bigboss Law- tư vấn pháp luật miễn phí 0908 648 179
Hãng Luật Bigboss Law- tư vấn pháp luật miễn phí 0908 648 179

2. Làm cách nào để giành lại quyền thăm nom con theo bản án, quyết định của Tòa án?

2.1 Thỏa thuận. Đối với yêu cầu ly hôn của vợ chồng, trước hết Tòa án sẽ dựa vào sự thỏa thuận của hai người để giải quyết. Do đó, việc đầu tiên khi muốn giải quyết vấn đề này là đạt được sự thỏa thuận của hai bên.

2.2 Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án, quyết định ly hôn để bạn được thăm nom con theo đúng bản án, quyết định ly hôn.

2.3 Nếu không thể thỏa thuận được thì có thể khởi kiện để yêu cầu người đang trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cản, cấm đoán người không trực tiếp nuôi con.

Ngoài ra, nếu có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người bị ngăn cản có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật TNHH MTV Biggboss Law
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Tiên Tiên.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận