Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn

Khi những mâu thuẫn gia đình dẫn đến không thể tiếp tục cuộc hôn nhân, các cặp vợ chồng chấm dứt mối quan hệ ràng buộc pháp lý này bằng cách ly hôn. Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ và chồng. Bên cạnh đó, điều này còn ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Hầu hết các vụ việc ly hôn hiện nay, các cặp vợ chồng đều mong muốn giành quyền nuôi con. Vậy quyền nuôi con trên 7 tuổi được quy định như thế nào?

1. Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn

Khoản 4 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Việc ly hôn của vợ và chồng dẫn tới chấm dứt quan hệ nhân thân của họ khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực. Từ sự kiện này sẽ làm phát sinh vấn đề về quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. Bên cạnh đó, các tranh chấp về quyền nuôi con là vấn đề rất hay gặp trong quan hệ ly hôn bởi cha và mẹ ai cũng muốn có quyền nuôi con.

Ly hôn là sự việc có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Cha, mẹ vẫn phải đảm bảo cho con sự phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức,…cha, mẹ phải thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền đối với con: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục…

Nghĩa vụ và quyền của vợ và chồng về việc nuôi dưỡng con do họ thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, nếu họ không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ  vào quyền lợi mọi mặt của con để quyết định giao con cho người trực tiếp nuôi dưỡng.

Vậy quyền nuôi con là gì?

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Theo quy định Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, khi ly hôn sẽ có một bên giành được quyền nuôi con, họ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Do đó, quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể hiểu là việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Vậy sau khi ly hôn, ai có quyền nuôi con?

Con dưới 36 tháng tuổi: Đối với con dưới 36 tháng tuổi, thông thường sự chăm sóc từ mẹ tốt hơn nên con sẽ được giao cho mẹ để chăm sóc, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện đáp ứng việc nuôi dưỡng đứa trẻ hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của con.

Con trên 7 tuổi:

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định: 

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Đối với việc nuôi dưỡng con, pháp luật Việt Nam vẫn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên. Cha mẹ có thể tự thỏa thuận với nhau rằng ai sẽ là người chăm sóc vì dựa trên tinh thần thỏa thuận, các bên sẽ thực hiện nghĩa vụ tốt hơn.

Tuy nhiên, khi vợ, chồng không thống nhất ý kiến chung về việc nuôi con, lúc này Tòa án sẽ can thiệp và xem xét giao con cho bên đảm bảo điều kiện. Nếu con đã trên 7 tuổi vợ hoặc chồng muốn nuôi con thì bắt buộc phải hỏi qua ý kiến, nguyện vọng của con.

Trên thực tế, việc hỏi ý kiến của con chỉ mang tính chất tham khảo bởi “phải xem xét nguyện vọng của con”, yếu tố quyết định vẫn phụ thuộc vào việc ai sẽ là người nuôi con tốt hơn.

2. Có được giành lại quyền nuôi con, khi con không đồng ý về ở

Như đã đề cập ở trên, việc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định con trên 7 tuổi thì phải hỏi ý kiến của con, nhưng chỉ đóng vai trò mang tính tham khảo. Vì vậy, để giành lại quyền nuôi con khi con không đồng ý về ở còn phải xem xét thêm các yếu tố.

Vậy điều kiện để giành lại quyền nuôi con khi con không đồng ý về ở là gì?

Để giành lại quyền nuôi con cần phải đáp ứng được điều kiện chủ thể, điều kiện về vật chất và tinh thần, xem xét thêm mong muốn của con khi con trên 7 tuổi.

Các bên tự thỏa thuận về quyền trực tiếp nuôi con; các bên không thỏa thuận được thì giành quyền nuôi con bằng cách chứng minh các điều kiện sau:

Điều kiện về mặt chủ thể:

Thứ nhất, người trực tiếp nuôi con là người không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

Thứ hai là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt.

Điều kiện vật chất: Điều kiện vật chất đáp ứng nhu cầu học tập, ăn, ở,.. chứng minh thông qua bảng lương, giấy tờ chứng minh các nguồn thu nhập khác…

Điều kiện tinh thần: Thông qua thời gian dành cho con, cách nuôi dạy, giáo dục,..

Do đó, khi một bên muốn giành quyền nuôi con, họ phải chứng minh họ có thể đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con thông qua việc chứng minh đáp ứng về mặt chủ thể, điều kiện vật chất và tinh thần. Có như vậy mới có khả năng giành quyền nuôi con.

3. Thủ tục giành lại quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con

Hồ sơ cần chuẩn bị để khởi kiện giành lại quyền nuôi con gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ kèm theo liên quan đến việc khởi kiện gồm:

+ Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;

+ Bản sao giấy khai sinh của con;

+ Bản sao sổ hộ khẩu, CMND/CCCD;

+ Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con: bảng lương, tài liệu chứng minh thu nhập, bằng chứng hành vi bạo lực với con,…

Quy trình, thủ tục giành lại quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con

Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện

Khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ thay đổi quyền nuôi con, đương sự cần nộp hồ sơ cấp huyện nơi người trực tiếp nuôi con đang cư trú.

Cách thức nộp hồ sơ: Người khởi kiện có thể nộp đơn thông qua các cách thức sau:

Khoản 1 Điều 190 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:

Có thể gửi hồ sơ tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết qua một trong những cách thức sau: :

a. Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b. Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c. Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Nộp tiền tạm ứng án phí 

Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Khoản 2 Điều 195 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

“Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí”.

Mức án phí được quy định chi tiết tại Nghị quyết 326/2016/NQ UBTVQH14.

Bước 3. Tòa án thụ lý vụ án

Bước 4. Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.


Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận