NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC NHẬN TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐÀO TẠO TẠI DOANH NGHIỆP KHÔNG?

NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC NHẬN TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐÀO TẠO TẠI DOANH NGHIỆP KHÔNG?

1. Người lao động có được nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm.

Như vậy, việc người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện hợp đồng đào tạo với công ty hay không thì cần phải xem xét các vấn đề như sau:

– Việc đào tạo của người lao động có được thỏa thuận trong hợp đồng lao động không, nếu có thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.

Nếu người lao động chỉ thỏa thuận về việc thực hiện đào tạo thì có thể vẫn sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp.

– Người lao động đã có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm chưa (đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc), nếu có thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.

– Người lao động có đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh không, nếu đã đăng ký thì tính từ ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.

2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động được nhận là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động sẽ bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Tuy nhiên, mức hưởng tối đa không được quá:

– 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

– Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

3. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong những trường hợp nào ngoài trường hợp đã có việc làm?

Theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 thì ngoài trường hợp có việc làm, người lao động còn bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong những trường hợp sau:

(1) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

(2) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

(3) Hưởng lương hưu hằng tháng;

(4) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

(5) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm 2013 trong 03 tháng liên tục;

(6) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

(7) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

(8) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;

(9) Chết;

(10) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

(11) Bị tòa án tuyên bố mất tích;

(12) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Chi tiết các trường hợp nêu trên được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015 và được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2020.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận