Người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị sa thải

Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) đã bổ sung nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, trong đó có những quy định về quấy rối tình dục.

50% phụ nữ Anh bị quấy rối tình dục nơi công sở
Hình ảnh minh họa

1. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?

Theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019: “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.”

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 8 của Bộ luật Lao động 2019, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Đây cũng là nội dung phải được đề cập trong Nội quy lao động của bất cứ doanh nghiệp nào.

2. Những hành vi nào bị coi là quấy rối tình dục nơi công sở?

Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới giải thích tại Điều 12 như sau:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận, gồm:

– Hành động, cử chỉ có tính chất tình dục;

– Ngôn ngữ, tài liệu trực quan đề cập cụ thể, miêu tả hoặc liên quan đến hoạt động tình dục;

– Đề nghị, yêu cầu, gợi ý đổi quan hệ tình dục lấy sự đánh giá ưu ái hoặc sự hứa hẹn công việc lương, thưởng.

Nơi làm việc bao gồm: Bất cứ địa điểm nào thực tế làm việc, bao gồm cả hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn liên quan đến công việc, các cuộc điện thoại liên quan đến công việc, các hoạt động giao tiếp liên quan đến công việc qua email.

Theo đó, có thể thấy nếu có các hành vi quấy rối tình dục nơi công sở như: Ôm, hôn, sờ mó, vuốt ve, cố tình đụng chạm…; gửi hình ảnh khiêu dâm, đồi trụy… cho đồng nghiệp, hoặc cấp trên gạ tình đổi lấy việc ưu ái, thăng tiến trong công việc, gạ tình để hứa tăng lương, thưởng… cũng đều có thể bị coi là quấy rối tình dục và bị sa thải.

Ngoài ra, cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân trong các vụ việc quấy rối tình dục nơi công sở, Bộ luật Lao động 2019 cũng cho phép người lao động bị quấy rối tình dục được nghỉ việc (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) ngay lập tức mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động.

Hãng Luật bigboss law- tư vấn pháp luật miễn phí 0908 648 179

3. Bổ sung trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người thực hiện hành vi “quẩy rối tình dục” tại nơi làm việc:

Điểm mới cần lưu ý là Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm trường hợp khi người lao động “quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động” thì bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

Theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động 2019, hình thức kỷ luật sa thải sẽ áp dụng đối với trường hợp: Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động”. Hành vi “quậy rối tình dục tại nơi làm việc” đã được Bộ luật định nghĩa tại khoản 9 Điều 3. Theo đó, người sử dụng lao động cần dựa trên định nghĩa này và các quy định có liên quan cũng như điều kiện thực tế của đơn vị để cụ thê trong nội quy lao động, làm cơ sở để kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi vi phạm.

Khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Nghiêm cấm xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.”

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, người lao động có hành vi quấy rối tình dục đồng nghiệp hoặc sếp quấy rối tình dục cấp dưới… sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động cao nhất là sa thải (đuổi việc). Tuy nhiên, để việc thực hiện xử lý kỷ luật đối với người lao động một cách hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý như sa thải trái pháp luật hoặc làm phát sinh các khiếu nại, tranh chấp lao động, thì hành vi vi phạm kỷ luật lao động phải được quy định trong nội quy lao động hoặc hợp đông lao động hoặc văn bản quy phạm pháp luật.

Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật sư tại Bình Dương

Công ty Luật TNHH MTV Biggboss Law

số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương

SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com

Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Tiên Tiên.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận