Mục đích, ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải là một trong những phương thức linh hoạt, mềm dẻo được sử dụng phổ biến, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, Việc hòa giải cũng làm giảm bớt chi phí và thời gian giải quyết nhanh chóng hơn.

Hòa giải tranh chấp đất đai

1) Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Hòa giải là sự có mặt của một bên thứ ba có vai trò thuyết phục các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp của họ một cách thân thiện. Thông thường, hòa giải được tiến hành sau khi việc thương lượng giữa các bên không thành.

Trong hoạt động giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng, hòa giải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Về bản chất, hòa giải tranh chấp đất đai là một phương thức linh hoạt, mềm dẻo và hiệu quả có thể giúp các bên tranh chấp tìm được phương thức thống nhất để giải quyết mâu thuẫn và đạt được sự đồng thuận trong các quan hệ pháp luật.

Hòa giải tranh chấp giữa các bên được tự nguyện chấm dứt bằng hình thức thỏa thuận. Tuy nhiên, nội dung hòa giải của các bên không quy định pháp luật và trái đạo đức xã hội.

2) Đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai.

Hòa giải là một cách quan trọng để giải quyết tranh chấp.

Hòa giải phải có bên thứ ba làm trung gian giúp các bên đạt được thỏa thuận và giải quyết mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp. Người đóng vai trò hòa giải viên phải độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích gì trong tranh chấp. Hòa giải bên thứ ba không đại diện cho lợi ích của bất kỳ bên nào và không có phán quyết.

Hòa giải trước hết phải là sự thỏa thuận giữa các bên, thể hiện ý chí và quyền quyết định của chính các bên. Nói cách khác, chủ thể của quan hệ hòa giải phải là các bên tranh chấp. Các thỏa thuận, cam kết đạt được trong quá trình hòa giải không có hiệu lực thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.

3) Mục đích của việc hòa giải.

Giúp cho các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp. Qua đó bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự của xã hội và thể hiện được vai trò của nhà nước về đất đai

Mục đích hòa giải tranh chấp đất đai

4) Ý nghĩa của việc hòa giải.

Hòa giải giúp giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp trong gia đình, cộng đồng dân cư, qua đó khôi phục, giữ vững và củng cố đoàn kết quân dân, ngăn ngừa, hạn chế tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

Không chỉ vậy, hòa giải còn giúp phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội. Đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo vệ quyền tự quyết của các bên trong giải quyết tranh chấp. Vì vậy, hòa giải là một cách để đạt được dân chủ.

Thông qua hòa giải, vai trò tự quản của người dân được tăng cường. Điều này có ý nghĩa to lớn, góp phần xây dựng một nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do nhân dân làm chủ, do nhân dân làm chủ và vì nhân dân.

Hòa giải còn góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, giữ gìn và phát huy đạo đức, thuần phong, mỹ tục truyền thống của dân tộc.

5) Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Thủ tục hòa giải tranh chấp

5.1) Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Nhà nước sẽ khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở. Đây là thủ tục không mang tính bắt buộc khi các bên giải quyết tranh chấp

5.2) Hòa giải ở UBND cấp xã.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Khi tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đề hòa giải. Đây là thủ tục mang tính bắt buộc trước khi tranh chấp được khởi kiện ra Tòa án.

Lưu ý:

Tranh chấp xác định ai có quyền sử dụng đất giữa các bên thì bắt buộc hòa giải.

Tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất, phân chia tài sản chung của vợ, chồng liên quan đến quyền sử dụng đất thì không bắt buộc hòa giải.

5.3) Nội dung tổ chức cuộc họp hòa giải.

Từ thực tiễn cho thấy, nội dung của buổi hòa giải thường có những nội dung cơ bản sau.

Để chuẩn bị cho buổi hòa giải, công chức địa chính tham mưu giúp UBND cấp xã chuẩn bị việc hoà giải tranh chấp đất đai bao gồm:

1. Nghiên cứu nội dung vụ việc tranh chấp; chứng cứ của các bên đương sự đối chiếu với các quy định của pháp Luật Đất đai và những tài liệu, hồ sơ, sổ sách địa chính, bản đồ địa chính về thửa đất tranh chấp do UBND cấp xã quản lý để xây dựng phương án hoà giải.

2. Lập kế hoạch, thời gian, địa điểm, thành phần và các phương tiện vật chất cần thiết phục vụ việc hoà giải tranh chấp đất đai.

3. Gửi giấy mời cho các thành viên tham gia buổi hoà giải.

4. Thông báo hoặc gửi giấy triệu tập đến các bên đương sự.

*Giải quyết trong trường hợp hòa giải thành:

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định:

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

*Giải quyết trong trường hợp hòa giải không thành:

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

6) Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai

Hãng Luật Bigboss Law là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về tranh chấp đất đai. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ tranh chấp đất đai với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.

Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận