Tác giả: Mỹ Tâm
Cập nhật: 05/06/2025

Nội dung

Vừa qua, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tiến hành thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản.

Trong đó, nổi bật nhất là tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, đồng chí Lê Thế Phúc, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Tòa án nhân dân tối cao) cho biết: Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hệ thống Tòa án theo hướng “không tổ chức Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp huyện; thành lập Tòa án nhân dân khu vực; chuyển các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thành các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân khu vực”.

Theo đó, mô hình tổ chức hệ thống Tòa án gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân khu vực (sửa đổi Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024.

1. MÔ HÌNH HIỆN TẠI:

Tổ chức mô hình Tòa án theo 04 cấp từ thấp đến cao như sau: TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao và TAND tố cao.

Trong đó, mỗi cấp Tòa án có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng, đặc biệt là trong lĩnh vực xét xử. Cụ thể như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện (cấp 1):

+ Sơ thẩm vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh (cấp 2):

+ Sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.

+ Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.

+ Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật.

+ Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật.

  • Tòa án nhân dân cấp cao (cấp 3):

+ Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.

+ Giải quyết đề nghị, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định về việc phá sản của Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật.

+ Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật.

+ Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật

  • Tòa án nhân dân tối cao (cấp 4): Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng nhất là Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;

MÔ HÌNH TỔ CHỨC MỚI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN  TRONG KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH

2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 03 CẤP:

  • Tòa án nhân dân khu vực (cấp 1):

+ Về thẩm quyền: xét xử sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định của luật.

+ Về cơ cấu tổ chức: tiến hành cơ cấu lại các Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thành Tòa án nhân dân khu vực. Các Tòa chuyên trách có thể có Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.

Thành lập Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ tại một số Tòa án nhân dân khu vực. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh (cấp 2):

+ Sửa đổi, bổ sung quy định: Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của Luật (sửa đổi Điều 55 Luật hiện hành).

+ Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật (sửa đổi Điều 55, Điều 57 Luật hiện hành).

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo hướng gồm Ủy ban Thẩm phán, các Tòa chuyên trách, bộ máy giúp việc; đồng thời, giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (sửa đổi Điều 56 Luật hiện hành).

  • Tòa án nhân dân tối cao (cấp 3):

+ Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn phúc thẩm các vụ án hình sự mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị (sửa đổi Điều 46 Luật hiện hành).

+ Bổ sung quy định trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao có các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (sửa đổi Điều 47 Luật hiện hành).

Ngoài ra, bổ sung một điều luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (bổ sung Điều 49a).

3. MỘT VÀI ĐIỂM KHÁC NHAU NỔI BẬT GIỮA MÔ HÌNH TỔ CHỨC TAND 04 CẤP VÀ TAND 03 CẤP (DỰ KIẾN) 

Mô hình tổ chức hiện tại

Mô hình tổ chức mới

Điểm khác biệt

TAND cấp huyện

TAND khu vực

(hợp nhất từ nhiều TAND cấp huyện cũ)

+ Mở rộng phạm vi xét xử sơ thẩm, không giới hạn phạm vi thuộc 01 huyện như trước, có thể bao gồm nhiều huyện cũ.

+ Mở rộng thẩm quyết xét xử sơ thẩm của TAND khu vực, được giao xét xử sơ thẩm những vụ việc trước đây thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.

TAND cấp tỉnh

TAND cấp tỉnh

+ Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị

TAND cấp cao

 

Bãi bỏ

TAND tối cao

TAND tối cao

+ Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn phúc thẩm các vụ án hình sự mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị

MÔ HÌNH TỔ CHỨC MỚI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN  TRONG KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH

Khuyến cáo

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến info@bigbosslaw.com.

Bigboss Law là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@bigbosslaw.com.

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

YÊU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x