Mẫu bản tự khai tranh chấp đất đai

Trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai, thì bản tự khai là yêu cầu cần thực hiện ngoài đơn khởi kiện của Tòa án đối với người khởi kiện. Vậy bản tự khai tranh chấp đất đai là gì? Viết như thế nào mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau

Bản tự khai tranh chấp đất đai

1) Bản tự khai tranh chấp đất đai là gì?

Trong một đơn khiếu nại thông thường, nguyên đơn chỉ đưa ra những điểm chung, khái quát nhất (tóm tắt cơ bản sự việc) và nêu nội dung sự việc.

Sau khi thẩm phán thụ lý vụ án thường triệu tập các bên để hòa giải trước khi đi vào nội dung vụ án tranh chấp đất đai. Điều này giúp thẩm phán có cái nhìn đầy đủ hơn về quá trình hòa giải, và thẩm phán sẽ yêu cầu các bên viết bản tự khai trong đó trình bày rõ ràng các vấn đề tranh chấp đất đai.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều yêu cầu phải có văn bản trình bày và nếu nguyên đơn nêu rõ điều đó trong đơn khởi kiện, thẩm phán sẽ không yêu cầu văn bản trình bày. Đối với bị đơn, trong thời hạn 15 ngày, nếu đã có bản trình bày ý kiến cụ thể ​​thì thẩm phán không yêu cầu viết bản tự khai.

2) Mẫu bản tự khai tranh chấp đất đai.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

….., ngày …… tháng ….. năm 20…

BẢN TỰ KHAI

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi tên: …………………………………………………………………………………………………………………………….. Sinh năm: ……………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nay tôi làm bản tự khai trình bày nội dung vụ việt và có yêu cầu như sau:

Đầu tiên tôi xin trình bài về đất nhà tôi .

Thửa đất nhà tôi là , thửa đất số: …., tờ bản đồ số: …. , diện tích đất: ….., (bằng chữ:……………….) loại đất ….. , tọa lạc ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Nội dung gồm: Trình bày chi tiết các nội dung liên quan đến tranh chấp.

Đến nay, để sự việc được giải quyết rõ ràng, nay tôi xin yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xuống xác minh, đo đạc đất sử dụng của gia đình tôi và gia đình ông ….. theo đúng sổ đỏ của hai nhà để phân định rõ ràng ranh giới. Phần việc này cần có biên bản đo đạt rõ ràng, cụ thể, có chữ ký của các thanh phần tham gia theo đúng yêu cầu của pháp luật.

Kính mong Tòa án xem xét giúp tôi để nhanh chóng giải quyết được sự việc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Việc tự khai kết thúc hồi ……giờ ……phút cùng ngày.

Tôi có đọc lại nội dung, ký tên và chịu trách nhiệm về lời tự khai này.

 NGƯỜI KHAI    

(Ký, ghi rõ họ tên)

3) Hướng dẫn cách viết bản tự khai tranh chấp đất đai.

Bản tự khai tranh chấp đất đai

Bản tự khai tranh chấp đất đai thường sẽ có những phần như sau:

Đầu tiên phần kính gửi: phần này sẽ ghi nơi gửi chính là Toà án nhân dân mà đang giải quyết vụ án.

Tiếp đến các thông tin cơ bản của người khai như sau: Họ tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, nơi cấp và thời gian cấp; Nơi có đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi ở hiện tại; số điện thoại liên hệ.

Về thông tin thửa đất: Các thông tin này bao gồm diện tích đất, vị trí tại số thửa nào, tờ bản đồ nào, địa chỉ nào, loại đất gì, thời điểm sử dụng, mục đích sử dụng, …

Về nội dung: ở phần này, người khai trình bày cụ thể các ý kiến của mình, trong phần này đương sự sẽ trình bày cụ thể các vấn đề về tranh chấp đất đai giữa các bên.

4) Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Nhà nước sẽ khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở. Đây là thủ tục không mang tính bắt buộc khi các bên giải quyết tranh chấp

Hòa giải ở UBND cấp xã.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Khi tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đề hòa giải. Đây là thủ tục mang tính bắt buộc trước khi tranh chấp được khởi kiện ra Tòa án.

Lưu ý:

Tranh chấp xác định ai có quyền sử dụng đất giữa các bên thì bắt buộc hòa giải.

Tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất, phân chia tài sản chung của vợ, chồng liên quan đến quyền sử dụng đất thì không bắt buộc hòa giải.

*Giải quyết trong trường hợp hòa giải thành:

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định.

*Giải quyết trong trường hợp hòa giải không thành:

Theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn 01 trong 02 hình thức giải quyết sau:

Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh (tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp)

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự)

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận