Ly hôn đơn phương vắng mặt của một bên vợ/ chồng xảy ra thường xuyên khi bên yêu cầu ly hôn nhưng bên còn lại không muốn hợp tác, không muốn tham gia phiên tòa, kéo dài thời gian, không chấp nhận ly hôn.
Vậy trường hợp ly hôn đơn phương mà vắng mặt của một bên có được hay không? Tòa án sẽ giải quyết trường hợp này như thế nào?
1. Ly hôn đơn phương là gì?
Ly hôn đơn phương hay luật có quy định là ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc một bên vợ/ chồng chứng minh được vợ/ chồng có hành vi gây ra bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật quy định về quyền nghĩa vụ của vợ/ chồng, gây ra mục đích của cuộc hôn nhân không thể đạt được mà dẫn đến yêu cầu ly hôn.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về ly hôn đơn phương khi vắng mặt vợ/ chồng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các nội dung sau:
2. Ly hôn đơn phương vắng mặt là như thế nào?
Khi Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương của đương sự, thì sự vắng mặt của một bên vợ/ chồng sẽ làm cho việc hòa giải cũng như giải quyết yêu cầu ly hôn sẽ khó khăn, không lấy được ý kiến của các bên vì các lý do như không muốn lên tòa, đi khỏi nơi cư trú, không liên lạc được hay ốm đau…
Vậy thì pháp luật có quy định như thế nào đối với trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt?
3. Quy định pháp luật về ly hôn đơn phương vắng mặt
Theo quy định của pháp luật về ly hôn vắng mặt, có thể chia làm 2 trường hợp sau:
Thứ nhất, vắng mặt nguyên đơn (người yêu cầu ly hôn)
Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, khi nguyên đơn vắng mặt thì Tòa án sẽ giải quyết như sau:
Tòa án sẽ hoãn phiên tòa khi phiên tòa lần 1 vắng mặt nguyên đơn.
Khi phiên tòa lần thứ 2 diễn ra mà vẫn vắng mặt của nguyên đơn thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn yêu cầu, trừ trường hợp có đơn xin xét xử vắng mặt của nguyên đơn.
Nếu như vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án sẽ xem xét hoãn phiên tòa.
Như vậy, nếu nguyên đơn vắng mặt trong phiên tòa lần thứ 2 diễn ra mà không có đơn vắng mặt thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn yêu cầu khởi kiện. Lúc này sẽ coi như nguyên đơn từ bỏ yêu cầu khởi kiện của mình.
Thứ hai, vắng mặt bị đơn (người không yêu cầu ly hôn)
Trong lần triệu tập thứ nhất, bị đơn hoặc người đại diện hợp pháp của bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích của bị đơn không có mặt tại phiên tòa thì sẽ hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Lần triệu tập thứ hai, nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì vẫn tiến hành xét xử.
Như vậy, nguyên đơn lưu ý nếu muốn yêu cầu ly hôn của mình được giải quyết nhanh chóng thì hãy tham gia phiên tòa, nếu có việc phát sinh mà không thể tham gia phiên tòa thì hãy làm đơn xin xét xử vắng mặt để tránh trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án.
4. Thủ tục ly hôn đơn phương khi vắng mặt đương sự
Dù ly hôn vắng mặt hay có mặt thì đương sự cũng cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ một cách đầy đủ.
Theo đó, thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết
Đơn ly hôn đơn phương là giấy tờ bắt buộc khi bạn muốn yêu cầu ly hôn.
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn ly hôn đơn phương tại đây: Đơn ly hôn đơn phương
Ngoài ra, cần có các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo đơn ly hôn
Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo bài viết sau: Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?
Bước 2. Tiến hành nộp hồ sơ
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cho hồ sơ ly hôn, bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Cụ thể như sau:
Tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.”
Hiện nay, theo quy định của khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vợ, chồng không được ủy quyền ly hôn cho người khác tham gia tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí… nếu không thể tham gia tố tụng thì vợ, chồng có thể gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến Tòa.
Có thể hiểu rằng, người có nhu cầu ly hôn gọi là nguyên đơn, người không có nhu cầu ly hôn gọi là bị đơn.
Theo đó, căn cứ vào nơi cư trú của bị đơn (Là người không có yêu cầu ly hôn) để xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Việc nộp đơn ly hôn đơn phương phải được tiến hành tại nơi mà bị đơn đang sinh sống hoặc cư trú gần nhất.
Bạn có thể nộp hồ sơ bằng một trong các cách như:
- Nộp trực tiếp
- Nộp qua đường dịch vụ bưu chính để đưa hồ sơ đến Tòa án
- Gửi trực tuyến hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án ( nếu có).
Bước 3. Tòa án thụ lý hồ sơ của bạn
Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn của bạn, Tòa án sẽ tiến hành xem xét và thụ lý hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ các thành phần và hợp lệ.
Tòa án sẽ tiến hành hòa giải nếu bị đơn cố ý vắng mặt thì coi như hòa giải không thành. Theo đó, Tòa án sẽ quyết định xét xử vụ án theo thủ tục chung.
Bước 4. Quyết định ra bản án ly hôn
Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn.
5. Ly hôn đơn phương khi bị đơn vắng mặt nhiều lần có được không?
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì việc ly hôn không nhất thiết phải có mặt của cả 2 bên là vợ, chồng.
Khi có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét, thụ lý.
Trường hợp bị đơn cố ý không tham gia phiên tòa, Tòa án sẽ tiến hành tống đạt giấy triệu tập và các văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật.
Nếu bị đơn vẫn tiếp tục vắng mặt trong các phiên tòa tiếp theo thì Tòa án vẫn sẽ tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn, thủ tục ly hôn vắng mặt được tiến hành theo quy định.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1. Ly hôn đơn phương có được chia tài sản không?
Ly hôn đơn phương được quyền chia tài sản chung nếu tài sản đó được hình thành, tạo lập từ công sức của cả hai vợ, chồng. Điều này cũng được pháp luật quy định và theo đó, chia tài sản được thực hiện như sau:
Thứ nhất, chia theo sự thỏa thuận của hai vợ chồng: Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng và cho phép 2 bên tự thỏa thuận phân chia tài sản với nhau.
Thứ hai, chia theo quy định của pháp luật:
- Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có xét đến các yếu tố như: công sức đóng góp, hoàn cảnh gia đình, lỗi của bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
- Tài sản chung của vợ/ chồng sẽ chia bằng hiện vật, nếu không thì chia theo giá trị tương đương.
- Chỉ tài sản chung mới được chia còn nếu tài sản đó là của riêng vợ/ chồng thì sẽ không được chia ra.
6.2. Ly hôn đơn phương khi một bên mất tích được không?
Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn khi có yêu cầu ly hôn của vợ/ chồng của người mất tích mà được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích.
Theo đó, một người được Tòa án tuyên bố mất tích khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Biệt tích từ 2 năm liền trở lên
- Không có tin tức xác thực là người đó còn sống hay đã chết mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp như thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật.
- Người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích.
Như vậy, yêu cầu ly hôn đơn phương của bạn sẽ được Tòa án giải quyết nếu vợ/ chồng bạn đã được Tòa án tuyên bố mất tích.
7. Liên hệ với chúng tôi
Chúng tôi tự hào là công ty luật với nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu nhiệt huyết sẽ đem đến quyền lợi tốt nhất cho bạn.
Nếu bạn đang thắc mắc hay chưa rõ phần nào, đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay tới chúng tôi qua số tổng đài 0978 333 379 để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời, chính xác, đúng quy định pháp luật.
Hãng Luật Bigboss Law
Hotline: 0978 333 378
Địa chỉ: Số 25 Đường GS1, Khu phố Tây B, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương.