Đơn phương ly hôn khi bị bạo lực gia đình

Hiện nay, bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ, chồng có ý định ly hôn. Vậy khi bị bạo lực gia đình có thể yêu cầu ly hôn đơn phương được không?

1. Đơn phương ly hôn đối với vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình:

Theo Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu ly hôn đơn phương như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Không chỉ vậy, theo điểm a.1 khoản a Điều 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, được coi là tình trạng vợ chồng trầm trọng khi:

Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Mà bạo lực gia đình theo Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 gồm các hành vi:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở…

Căn cứ các quy định trên, bạo lực gia đình hoàn toàn có thể trở thành lý do khiến cuộc hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được và cũng là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn cho cha, mẹ bạn khi mẹ bạn gửi đơn ly hôn đơn phương.

Tuy nhiên, để chắc chắn được Tòa án thụ lý và giải quyết thì người bị bạo hành cần phải chuẩn bị đầy đủ bằng chứng của việc bạo lực gia đình bằng các cách sau:

– Chụp ảnh, quay video… hành vi đánh đập, vũ phu của đối phương đối với bạn. Để thực hiện được có thể lắp đặt camera trong nhà;

– Xin xác nhận của bệnh viện về việc điều trị chấn thương do bị đánh đập mà có;

– Nếu trước đó, khi xảy ra bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực đã bị xử phạt hành chính hoặc vợ chồng đã được cơ sở hòa giải thì có thể cung cấp quyết định xử phạt hành chính hoặc biên bản hòa giải…

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đương sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được.

2. Người có hành vi bạo lực gia đình bị xử lý thế nào?

Theo Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015, danh dự, nhân phẩm của một người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Do đó, nếu người nào xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử lý như sau:

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì bị phạt tiền:

  • Từ 100.000 – 300.000 đồng: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác (điểm a khoản 1 Điều 5);
  • Từ 500.000 – 01 triệu đồng: Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (khoản 1 Điều 51);
  • Từ 01 – 1,5 triệu đồng: Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình hoặc sử dụng các phương tiện thông tin hoặc phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân (khoản 2 Điều 51).

Không chỉ vậy, nếu lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm uy tín, nhân phẩm, danh dự của cá nhân thì theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2002/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

Bồi thường thiệt hại

Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, người nào xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường: Chi phí khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị xúc phạm (tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở).

Chịu trách nhiệm hình sự

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tối đa đến 05 năm tù theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.

3. Thủ tục ly hôn đơn phương cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu, CMND (bản sao);

– Giấy khai sinh của con (bản sao – nếu có con);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm…

4. Trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương như sau:

– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

– Bước 2: Trường hợp Đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

– Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

– Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

5. Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án, tức thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Điểm mới ở đây là thời gian thụ lý được rút ngắn chỉ trong vòng 5 ngày làm việc, theo bộ luật cũ là 30 ngày làm việc;

– Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc ; Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản);

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự;

– Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa;

– Sau 15 ngày kể từ ngày xét xử, nếu không có trường hợp kháng cáo, kháng nghị nào đưa ra, án sẽ có hiệu lực thi hành.

(Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương sẽ kéo dài từ 04 đến 06 tháng).

Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật sư tại Bình Dương

Công ty Luật TNHH MTV Biggboss Law

số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương

SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com

Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận