ĐIỀU KIỆN NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CÔNG TY DỊCH VỤ CALL CENTER TẠI VIỆT NAM
Hãng luật Bigboss Law – Tư vấn pháp luật miễn phí: 0908.648.179
1. Dịch vụ Call center là gì?:
– Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, dịch vụ tổng đài Call center, một dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại để hỗ trợ, tư vấn khách hàng của doanh nghiệp 24/24 đã trở thành một dịch vụ tiềm năng tại Việt Nam.
– Trong cơ cấu của các doanh nghiệp Việt Nam, Call center được tổ chức là một phòng ban nội bộ của công ty. Thường được gọi là Phòng Chăm sóc khách hàng).
– Ngoài ra, Call center còn có thể là một công ty chăm sóc khách hàng độc lập. Công ty này vận hành một trung tâm cuộc gọi đến để quản lý việc hỗ trợ sản phẩm hoặc các thông tin thắc mắc từ người tiêu dùng. Việc thuê ngoài tổng đài Call center giúp doanh nghiệp thiết lập hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, quy mô lớn, tiết kiệm chi phí xây dựng phòng ban, đội ngũ chăm sóc khách hàng và tiếp cận khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Điều kiện ngành nghề khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ Call center:
– Dịch vụ Call center – Chăm sóc khách hàng là một ngành nghề kinh doanh không có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để hoạt động dịch vụ call center, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đăng ký ngành nghề kinh doanh “Hoạt động dịch vụ liên quan đến cuộc gọi” có mã ngành 8220. Theo Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg, mã ngành 8220 bao gồm các dịch vụ:
- Các cuộc gọi trong nước, trả lời các cuộc gọi từ khách hàng qua tổng đài viên, phân bổ cuộc gọi tự động, chuyển cuộc gọi tự động, hệ thống trả lời tương tác hoặc những phương thức đơn giản để nhận các hợp đồng, cung cấp sản phẩm thông tin, tiếp nhận phản ánh của khách hàng;
- Các cuộc gọi ra nước ngoài sử dụng phương thức đơn giản để bán hoặc tiếp thị hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng tiềm năng, đảm nhận việc nghiên cứu thị trường hoặc thăm dò dư luận và các hoạt động tương tự cho khách hàng.
Điều kiện doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty dịch vụ call center – Tư vấn miễn phí: 0908.648.179
– Mặt khác, tại Biểu cam kết dịch vụ WTO (Cam kết WTO), dịch vụ trả lời điện thoại – CPC 87903 bao gồm dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi (trừ dịch vụ nhắn tin) và dịch vụ đánh thức bằng điện thoại. Theo đó, Việt Nam chỉ cam kết mở của thị trường đối với mã ngành CPC 87903 cho các nhà đầu tư Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế Viêt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Các dịch vụ khác trong mã ngành 8220 không được đề cập trong mã ngành CPC 87903 thì chưa được Việt Nam cam kết mở của theo Hiệp định VJEPA và Cam kết WTO.
– Theo cách giải thích, quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg và Cam kết WTO nêu trên, mặc dù nội hàm của mã ngành 8820 không phân định rõ nhóm các dịch vụ call center, có thể chia hoạt động dịch vụ call center thành 2 nhóm hoạt động dịch vụ:
- Dịch vụ 1: Trả lời cuộc gọi, tiếp nhận thông tin từ khách hàng, chuyển cuộc gọi. Đây là dịch vụ đã được Việt Nam cam kết mở cửa thị trường đối với nhà đầu tư Nhật Bản theo VJEPA.
- Dịch vụ 2: Nhận và gửi thông tin, trả lời nhằm phục vụ tiếp thị, nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Đây là nhóm dịch vụ chưa được Việt Nam cam kết mở cửa thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
– Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch Nhật Bản chỉ đăng ký hoạt động dịch vụ 1 (Mã CPC 87903) tương ứng với phương án 1, Sở kế hoạch đầu tư có thẩm quyền xem xét chấp thuận theo quy định của pháp luật.
– Trong các trường hợp còn lại, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/nhà đầu tư nước ngoài khi đăng ký hoạt động dịch vụ call center tại Sở kế hoạch đầu tư có thẩm quyền, Sở kế hoạch đầu tư xin ý kiến của các các cơ quan ban ngành để xem xét chấp thuận.
– Tuy nhiên, theo thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hiện nay, Việt Nam cũng đã cho phép một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản) được hoạt động dịch vụ 2 nêu trên, có thể kể đến những cái tên: AEON Delight, Pacific Cross Việt Nam, SCJ TV Shopping,…
3. Một số điều kiện khác liên quan đến việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ Call center:
a. Thứ nhất, về tư cách nhà đầu tư:
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để thành lập công ty hoạt động dịch vụ call center có thể là cá nhân hoặc công ty nước ngoài. Quy định không hạn chế về tư cách nhà đầu tư là cá nhân hay pháp nhân.
Thành lập Công ty dịch vụ Call center – Tư vấn miễn phí: 0908.648.179
b. Thứ hai, về vốn đầu tư và vốn góp đầu tư:
Pháp luật không quy định về mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) khi nhà đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh hoạt động dịch vụ call center. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài xần xác định tổng hợp các điều kiện hạn mức đầu tư đối với toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề dự kiến hoạt động và kế hoạch tài chính cụ thể đảm bảo tính khả thi của việc triển khai dự án, tránh đăng ký mức vốn đầu tư không hợp lý dẫn đến việc điều chỉnh gây tốn thời gian. Ngoài ra, việc góp vốn đầu tư và vốn điều lệ cần thực hiện đúng theo thời hạn đã đăng ký thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Điều lệ công ty và theo quy định của pháp luật hiện hành.
c. Thứ ba, về trụ sở của công ty có vốn đầu tư nước ngoài dự kiến thành lập:
Trụ sở là địa điểm liên lạc, địa điểm giao dịch, hoạt động của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài nên chọn bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền cho thuê, cho thuê lại; không nên chọn các địa điểm đang có tranh chấp. Trụ sở công ty không được đặt tại căn hộ chung cư.
d. Thứ tư, về người đại diện theo pháp luật của công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư các người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất 01 người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công ty chỉ có 01 người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Người đăng: D.C