CÔNG TY CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU CON DẤU KHÔNG?

CÔNG TY CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU CON DẤU KHÔNG

1. Công ty có được nhiều hơn 1 con dấu không?

Hiện hành không có quy định giải thích cụ thể ‘con dấu doanh nghiệp là gì’. Tuy nhiên, thực tế có thể hiểu con dấu doanh nghiệp là phương tiện sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp. Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Con dấu là đại diện pháp lý của tổ chức đó, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận. Chính vì lẽ đó mà con dấu pháp nhân phải được quản lý hết sức cẩn thận để tránh những rủi ro do bị thất lạc, giả mạo,…

Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:

– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật không hạn chế số lượng con dấu của mỗi công ty. Số lượng con dấu hoàn toàn do công ty quyết định. Vì vậy mà công ty có thể có nhiều con dấu.

2. Có bắt buộc phải có con dấu khi ký các HĐ?

Tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu rõ chỉ sử dụng con dấu doanh nghiệp trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa rằng luật cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng trong các giao dịch mà các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng con dấu.

Như vậy, doanh nghiệp phải bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp trong những giao dịch theo quy định của pháp luật. Đối với những giao dịch mà các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng con dấu thì không bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng con dấu doanh nghiệp để giao dịch hợp đồng.

Theo đó, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức mà được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số thì yêu cầu đó vẫn được xem là đáp ứng.

Như vậy, chữ ký số về mặt giá trị pháp lý là tương đương với con dấu. Do đó, có thể hiểu chữ ký số có thể thay thế cho con dấu và chữ ký sống trong giao dịch hợp đồng.

3. Doanh nghiệp có phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng không?

Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu trước khi sử dụng. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận