Chồng không thực hiện theo bản án sau khi ly hôn thì làm sao?

Chồng không thực hiện theo bản án sau khi ly hôn thì làm sao? Thi hành án sau khi ly hôn

chồng không thực hiện theo bản an sau ly hôn thì phải làm sao
Khi chồng không chịu thực hiện theo bản án sau ly hôn thì vợ phải làm sao?

Hỏi:Chồng không thực hiện theo bản án sau khi ly hôn thì làm sao?

Thưa luật sư, xin hỏi: Dạ e và chồng e mới giải quyết ly hôn, về tài sản tại tòa bên chồng e có viết giấy hẹn là sẽ bàn giao đưa tiền trong vòng 10 ngày khi có quyết định? Đến nay bên chồng em vẫn chưa giao trả tiền? Thế e phải làm sao ạ? .Giờ em phải làm như thế nào? Chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Như vậy, sau khi ly hôn, đã có bản án của Tòa án về quyền nuôi con nhưng chồng bạn lại không tôn trọng quyền này. Lúc này Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 của Quốc hội thì:

“Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án

1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;

b) Được thông báo về thi hành án;

c) Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;

d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

đ) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;

e) Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;

g) Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

h) Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

i) Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;

k) Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

l) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

2. Người được thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;

b) Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

c) Chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.”

Như vậy, theo quy định trên, khi đã có bản án của Tòa án mà các bên đương sự không chấp hành, thì lúc này bạn có quyền làm đơn yêu cầu Thi hành án gửi lên cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án nơi trước đây ra bản án, quyết định cho bạn. Theo đó, cơ quan Thi hành án sẽ thông báo và ấn định trong thời gian 10 ngày để chồng bạn tự nguyện thực hiện, hết thời gian này mà chồng bạn vẫn không thực hiện thì cơ quan Thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc chồng bạn phải thi hành án.

Luật sư Mai Tiến Luật - Luật sư giỏi và uy tín tại Bình Dương
Luật sư Mai Tiến Luật – Luật sư giỏi và uy tín tại Bình Dương

Cụ thể thủ tục yêu cầu thi hành án như sau:

Bạn nộp đơn yêu cầu thi hành án hoặc đến trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu thi hành án gồm một số nội dung cơ bản sau: Tên bản án; tên Tòa án; họ tên, địa chỉ của bạn; nội dung yêu cầu thi hành án; ngày, tháng, năm làm đơn; chữ ký… Kèm theo đơn bạn cần nộp thêm các tài liệu liên quan khác.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu và tài liệu của bạn, cơ quan thi hành án sẽ xem xét và ra quyết định thi hành án trong vòng 5 ngày làm việc.

Việc xác định cơ quan có thẩm quyền thi hành án được quy định cụ thể tại Điều 35 Luật thi hành án dân sự 2008

Trong trường hợp cơ quan Thi hành án từ chối không tiếp nhận đơn hợp lệ của bạn, bạn có quyền làm đơn khiếu nại trực tiếp tới Thủ trưởng cơ quan này – tức là Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của bạn. Nếu khiếu nại lần thứ nhất mà vẫn không giải quyết được, bạn có quyên khiếu nại lần thứ 2 lên cơ quan cấp trên trực tiếp: Cục thi hành án dân sự để yêu cầu giải quyết.

Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật Biggboss Law
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Sang Lee

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận