Trong quá trình thi hành án dân sự, một trong những nội dung quan trọng nhưng thường bị hiểu nhầm hoặc áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan thi hành án và đương sự, đó là cách tính và thu phí thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án đã tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trước khi bị cưỡng chế. Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với người phải thi hành án, mà còn với chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự, và cả các tổ chức, doanh nghiệp liên quan. Việc áp dụng đúng quy định pháp luật góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đồng thời tránh khiếu nại, tố cáo, tranh chấp kéo dài trong thi hành án – lĩnh vực vốn đã phức tạp và nhạy cảm.

1. MỨC THU PHÍ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ KHI CHƯA THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN MÀ ĐƯƠNG SỰ TỰ NGUYỆN THI HÀNH ÁN
Mức thu phí thi hành án dân sự khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện cưỡng chế thì đương sự tự nguyện thi hành án được quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự. Cụ thể là:
Điều 4. Mức thu phí thi hành án dân sự
“4. Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này..”
Đồng thời theo quy định tại
Điều 4. Mức thu phí thi hành án dân sự Khoản 1 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu phí thi hành án cụ thể như sau:
“1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:
a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;
c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;
d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;
đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.”
2. TRÁCH NHIỆM CHỊU PHÍ THI HÀNH ÁN
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) về Phí thi hành án dân sự thì: “Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự”.
Như vậy, về nguyên tắc thì người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định thì phải nộp phí thi hành án dân sự. Mức thu phí thi hành án dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC nêu trên.
3. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN, GIẢM, PHÍ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC, người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau:
Điều 7. Miễn, giảm phí thi hành án dân sự
“..1. Người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:
a) Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;
c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án…”
Các trường hợp giảm phí thi hành án dân sự:
Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC trong các trường hợp sau:
“2. Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:
a) Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;
b) Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;
c) Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.”
Very good https://is.gd/N1ikS2
Awesome https://is.gd/N1ikS2