1. Thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 1, 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015.
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.”
2. Tầm quan trọng của việc xác định thời điểm mở thừa kế
Xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng trong pháp luật thừa kế.
Thứ nhất, thời điểm mở thừa kế cho phép xác định người hưởng thừa kế. Theo như quy định tại Điều 613 BLDS 2015 thì chỉ những người còn sống ở thời điểm mở thừa kế mới được hưởng thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
Thứ hai, thời điểm mở thừa kế cho phép biết thời điểm người thừa kế có quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản;
Thứ ba, tại thời điểm mở di sản thừa kế chúng ta có thể biết di sản của người quá cố để lại;
Thứ tư, thời điểm mở thừa kế còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời hiệu đối với những vấn đề thừa kế cụ thể được quy định tại Điều 623 BLDS 2015
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Thứ sáu, theo quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2015 “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.