Ly hôn dẫn đến chấm dứt quan hệ hôn nhân và nghĩa vụ sống chung của vợ chồng. Từ đó, phải thực hiện thủ tục cắt khẩu sau ly hôn bởi nó ảnh hưởng đến việc hưởng một số chính sách, chế độ tại nơi cư trú.
Vậy vợ chồng chưa ly hôn có cắt khẩu được không?
Tách sổ hộ khẩu hay tách khẩu là việc một người đang đăng ký thường trú, có tên trong một sổ hộ khẩu thực hiện thủ tục xóa tên trong sổ hộ khẩu đó và đăng ký sổ hộ khẩu mới.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020 thì đối với trường hợp có cùng chỗ ở hợp pháp để được tách khẩu phải đáp ứng các điều kiện:
Điều 25. Tách hộ
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.
Điều kiện để được tách hộ khẩu bao gồm:
– Vợ/chồng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Khi ly hôn mà vợ/chồng vẫn được cùng sử dụng một chỗ ở hợp pháp đó (chỗ đã đăng ký thường trú của 02 vợ chồng).
– Không được tách hộ ở địa điểm không được đăng ký thường trú mới tại theo quy định tại Điều 23 Luật Cư trú.
Hiện nay, pháp luật không quy định về tình trạng hôn nhân khi một bên muốn tách khẩu mà hoàn toàn dựa vào điều kiện về năng lực chủ thể, ý chí của chủ thể có nhu cầu tách hộ khẩu và ý chí của chủ hộ nếu thuộc trường hợp trước đây chuyển hộ khẩu đến. Hiện tại chưa hề có quy định về việc vợ chồng phải có chung hộ khẩu hoặc chưa ly hôn thì không được tách hộ khẩu.
Như vậy, dù vợ chồng chưa ly hôn thì vẫn được tách hộ khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam khi vợ chồng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu muốn tách khỏi sổ hộ khẩu.