Thủ tục thành lập hợp tác xã

Những điều kiện để đăng ký thành lập hợp tác xã? Thủ tục thành lập hợp tác xã như thế nào?

Hợp tác xã
Hợp tác xã

Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo đó là nhu cầu thành lập hợp tác xã ngày một tăng cao. Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, vừa khuyến khích kinh tế cộng đồng thành viên hợp tác xã, vừa tôn trọng và nâng cao vị thế kinh tế hộ thành viên, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Vậy để thành lập hợp tác xã cần những điều kiện nào? Trình tự thủ tục thành lập như thế nào?

1. Điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Theo điều 24 Luật hợp tác xã 2012, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký cần đáp ứng đủ 4 điều kiện sau đây:

1. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.

2. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Điều lệ;

c) Phương án sản xuất, kinh doanh;

d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

đ) Nghị quyết hội nghị thành lập.

3. Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật hợp tác xã 2012.

“Điều 22. Tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định tên, biểu tượng của mình nhưng không trái với quy định của pháp luật. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “Hợp tác xã” hoặc “Liên hiệp hợp tác xã”.

2. Tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

4. Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật hợp tác xã 2012.

“Điều 26. Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

Hãng Luật bigboss law- tư vấn pháp luật miễn phí 0908 648 179
Hãng Luật bigboss law- tư vấn pháp luật miễn phí 0908 648 179

2. Thủ tục thành lập hợp tác xã

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ gồm các giấy tờ

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1);

– Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo (Điều 21 Luật Hợp tác xã);

– Phương án sản xuất kinh doanh (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2);

– Danh sách thành viên (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3);

– Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4);

– Nghị quyết của hội nghị thành lập (quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền của hợp tác xã dự định thành lập nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính, đối với trường hợp thành lập liên hiệp hợp tác xã thì hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hợp tác xã có thể gửi hồ sơ thành lập qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan thành lập hợp tác xã, tuy nhiên khi đến nhận giấy chứng nhận thành lập phải nộp hồ sơ bằng văn bản để đối chiếu và lưu hồ sơ.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ tới Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hợp tác xã. Cơ quan chức năng sẽ cấp một giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả là 5 ngày làm việc.

Bước 4: Nhận kết quả

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành hoàn trả kết quả sau 05 ngày làm việc. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Hồ sơ đã đầy đủ nội dung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh loại hình hợp tác xã.

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.

Trường hợp 2: Hồ sơ chưa đầy đủ nội dung, còn thiếu hay sai sót thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo để hướng dẫn hoàn thiện.

Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline: 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật BIGBOSS LAW
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Yến Linh

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận