Khi xảy ra tranh chấp đất đai, nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên ở cơ sở để tránh tranh chấp kéo dài, bất hòa. Có thể thấy, thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai thay đổi theo các phương thức giải quyết khác nhau. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
1) Tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ pháp lý theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích đất cụ thể mà các bên cho rằng mình có quyền sử dụng diện tích đất đó theo Pháp luật quy định.
Vì vậy, khi các bên không thỏa thuận được về tranh chấp đó thì phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2) Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai.
2.1) Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã.
Căn cứ theo Khoản 2 và 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 202: Hòa giải tranh chấp đất đai.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Trước hết để giải quyết tranh chấp đất đai, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở nhưng không bắt buộc.
Nếu các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì có quyền gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thực hiện hòa giải trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Nếu hòa giải thành thì việc hòa giải phải được lập thành biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hòa giải thành hoặc không thành và có chữ ký của các bên. Văn bản hòa giải được gửi cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Tranh chấp đất đai do Uỷ ban nhân dân cấp xã hoà giải không thành thì được giải quyết như sau.
Trường hợp tranh chấp mà các bên không có một trong các giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật đất đai 2013 thì các bên chỉ được lựa chọn một trong hai phương án sau để giải quyết:
Phương án 1: Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (trường hợp tranh chấp giữa gia đình, cá nhân thì gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Phương án 2: Nếu không hài lòng với quyết định xử lý có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh, khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
2.2) Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
Nộp đơn khởi kiện và thụ lý
Người khởi kiện làm đơn khởi kiện với nội dung theo quy định tại điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trực tiếp nộp hoặc ủy quyền cho người khác nộp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Người khởi kiện làm đơn theo nội dung quy định tại Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 trực tiếp đến Tòa án có thẩm quyền hoặc ủy thác cho người khác khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 191 Luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án thông qua Bộ phận tiếp nhận đơn phải tiếp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn gửi đến Tòa án và ghi vào Sổ nhận đơn
Sau khi Tòa án nhận được yêu cầu khởi kiện thì phải cấp ngay giấy chứng minh đã nhận đơn cho người yêu cầu khởi kiện.
Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xét xử lý đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn và đưa ra một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kiện;
- Đối với thủ tục rút gọn quy định tại Điều 317 Khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thủ tục thụ lý vụ án được giải quyết theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn.
- Chuyển đơn kiện cho Tòa án có thẩm quyền, thông báo cho người yêu cầu biết nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn kiện cho nguyên đơn nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Vì thế, sau 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phải ra một trong các quyết định sau:
- Thụ lý vụ án
- Chuyển đơn kiện cho Tòa án có thẩm quyền, thông báo cho người khởi kiện nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án khác hoặc trả lại đơn kiện nếu không thuộc thẩm quyền của Tòa án
Theo Điều 195 Luật đất đai 2013, khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ có mặt tại phiên Tòa tham gia tố tụng và nộp tiền tạm ứng án phí Nộp tiền tạm ứng trong trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán dự kiến số tiền tạm ứng án phí và ghi vào giấy thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án.
Quá trình này diễn ra khoảng 15 ngày làm việc.
Chuẩn bị xét xử vụ án
Tòa sơ thẩm chuẩn bị cho phiên xét xử. Ở giai đoạn này, Tòa án có thể tiến hành các thủ tục thu thập chứng cứ sau:
_ Định giá tài sản.
_ Thẩm định tại chỗ.
_ Đo đạc, xác định lại diện tích đất tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thời hạn chuẩn bị xét xử (tối đa 06 tháng) như sau
- Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Nếu tính chất vụ án phức tạp hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì thời hạn chuẩn bị xét xử có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Đối với vụ án thông thường, nếu vụ án được giải quyết trong thời hạn do luật định mà không bị tạm đình chỉ thì Tòa án nhân dân ra quyết định mở phiên tòa xét xử theo quy định tại Điều 220 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai theo quy định.
Xét xử vụ án sơ thẩm.
Xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai (tối đa 02 tháng kể từ ngày có quyết định xét xử).
Trong quá trình xét xử, Thẩm phán có thể quyết định hoãn phiên tòa vì những lý do sau đây:
- Thay thế hội đồng xét xử, đại diện viện kiểm sát, chuyên gia giám định.
- Đương sự được triệu tập lần thứ hai không có mặt.
- Vắng mặt nhân chứng và chuyên gia giám định.
- Lý do bất khả kháng
Theo quy định tại Điều 233 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hạn tạm hoãn không quá một tháng, phiên tòa phải được mở lại. Trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn là 2 tháng.
Có thể thấy, nếu vụ án không bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì thời hạn dài nhất kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi xét xử sơ thẩm là 8 tháng
Xét xử phúc thẩm
Thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày đương sự nhận được bản án. Sau khi xem xét và chấp nhận kháng cáo, tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định tại (Điều 286 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) là 2 tháng và có thể bị gia hạn thêm hai tháng.
Như phiên Tòa sơ thẩm, Tòa án có thể có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Thời hạn thực hiện các thủ tục trên cũng giống như xét xử sơ thẩm.