1. Khái niệm hộ kinh doanh và công ty
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh được định nghĩa như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp (công ty) ở Việt Nam không đưa ra một định nghĩa cụ thể về “công ty”. Theo khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, thuật ngữ “công ty” chỉ được giải thích dưới dạng liệt kê các loại hình, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Tuy nhiên, nếu xét kỹ các quy định của Luật Doanh nghiệp về những loại hình này, ta có thể nhận thấy công ty có đầy đủ những đặc điểm của một doanh nghiệp, như được nêu tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
- Là một tổ chức độc lập;
- Có tài sản riêng biệt;
- Có trụ sở giao dịch;
- Được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật với mục tiêu kinh doanh.
Tóm lại, công ty là một tổ chức pháp lý có mục đích kinh doanh và phải tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động.
2. Điểm khác biệt giữa hộ kinh doanh và công ty
Nội dung |
Hộ kinh doanh |
Công ty |
Thủ tục đăng ký |
Có |
Không |
Chủ thể thành lập |
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý công ty tại Việt Nam theo quy định của pháp luật doanh nghiệp (Trừ những đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020) |
Đặc điểm quy mô |
Hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ (sử dụng dưới 10 lao động), việc kinh doanh phải được tiến hành tại một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên diễn ra hoạt động kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động hoặc kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký thì hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh, … Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh một ngành, nghề như đã đăng ký và được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. |
Công ty này có thể được phân loại theo quy mô dựa trên số lượng nhân viên, chẳng hạn như doanh nghiệp nhỏ (10-50 nhân viên), doanh nghiệp vừa (50-200 nhân viên), hoặc doanh nghiệp lớn (trên 200 nhân viên) |
Số lượng lao động |
Giới hạn 10 người |
Mỗi loại hình công ty có những yêu cầu khác nhau về số lượng thành viên |
Điều kiện kinh doanh |
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu |
Công ty bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành tùy thuộc vào từng hình thức công ty. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu, được sử dụng trong trường hợp được pháp luật quy định hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu. |
Nghĩa vụ thuế |
Nhiều, phức tạp do doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. |
Ít và đơn giản hơn, hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân |
Thủ tục giải thể | Phức tạp, kéo dài | Đơn giản, nhanh chóng |
3. Có nên giữ hay nên chuyển đổi?
Khi thành lập doanh nghiệp, vì khả năng tài chính hạn chế và kinh nghiệm còn non kém nên không ít người vẫn lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp. Vậy khi hộ kinh doanh có kết quả kinh doanh tốt, muốn mở rộng quy mô thì có thể chuyển thành công ty, doanh nghiệp không?
Bạn hoàn toàn chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp nhưng không thể chuyển đổi ngược lại từ doanh nghiệp về hộ kinh doanh cá thể theo quy định hiện hành.
Theo Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc chuyển đổi chỉ được thực hiện từ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan tùy theo loại hình doanh nghiệp muốn chuyển đổi như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân… Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ chấm dứt hoạt động và được cấp mã số thuế mới cho doanh nghiệp, mã số thuế của hộ kinh doanh cũ sẽ chấm dứt hiệu lực…
“Điều 27. Đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
- Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy tờ quy định tại các Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư thì hồ sơ phải có văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.”
Hiện tại không có quy định cho phép chuyển đổi ngược lại từ doanh nghiệp về hộ kinh doanh cá thể, do đó quá trình chuyển đổi chỉ diễn ra một chiều từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp.
4. Tổng đài tư vấn pháp lý
Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!