Sở hữu chéo giữa công ty mẹ và công ty con tại Việt Nam

SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON TẠI VIỆT NAM


sở-hữu-chéo-giữa-công-ty-mẹ-và-công-ty-con-tại-việt-nam

Hãng luật Bigboss Law – Tư vấn pháp luật miễn phí: 0908.648.179

1. Xác định quan hệ công ty mẹ – công ty con theo pháp luật Việt Nam:

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

2. Khái niệm sở hữu chéo và yêu cầu của pháp luật Việt Nam:

– Khái niệm sở hữu chéo được quy định trong pháp luật hiện hành “Sở hữu chéo là việc đồng thời 2 doanh nghiệp có sở hữu cổ phần, phần vốn góp của nhau”.

– Một điều đáng lưu ý, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tại khoản 2 Điều 195 “Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau”.

3. Chế tài đối với việc sở hữu chéo lẫn nhau giữa công ty mẹ – công ty con:

– Trong trường hợp để xảy ra việc công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ và/hoặc các công ty con của cùng công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau thì các công ty này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, phải khắc phục hậu quả bằng việc buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác.

– Trường hợp để xay ra việc các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp thì các công ty này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, phải khắc phục hậu quả bằng việc buộc phải thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập.

4. Các phương án loại bỏ tình trạng sở hữu chéo:

– Phương án 1: Công ty mẹ sẽ chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong công ty con cho bên thứ 3 (“Bên mua”), sao cho khi đó, công ty mẹ không còn đủ điều kiện được xem là công ty mẹ của công ty con theo quy định pháp luật. Ngoài ra, phương án này cũng tương tự phương án các công ty con tái cấu trúc lại vốn điều lệ của mình để tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ sẽ được pha loãnh xuống dưới mức mà công ty mẹ được coi là công ty mẹ của những công ty con;

– Phương án 2: Các công ty con sẽ chuyển nhượng cổ phần do công ty mẹ phát hành mà các công ty con này đang nắm giữ cho Bên mua để các công ty con không còn sở hữu cổ phần của công ty mẹ.

sở-hữu-chéo-giữa-công-ty-mẹ-và-công-ty-con-tại-việt-nam-0908648179

Sở hữu chéo giữa công ty mẹ và công ty con tại Việt Nam – Tư vấn miễn phí: 0908.648.179

5. Quy trình chuyển nhượng vốn:

Bước 1: Phê chuẩn việc chuyển nhượng phần vốn góp và công bố thông tin:

– Đối với công ty mẹ: Theo đó, tùy vào quy định của Điều lệ công ty mẹ và tùy vào giá trị giao dịch chuyển nhượng vốn trong tương quan với tổng giá trị tài sản theo báo cáo tài chính gần nhất của công ty mẹ mà giao dịch chuyển nhượng vốn dự kiến đó phải được Đại Hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị của công ty mẹ phê duyệt.

– Đối với Bên mua: Nếu Bên mua là doanh nghiệp, tùy vào loại hình doanh nghiệp, điều lệ của Bên mua và giá trị của giao dịch chuyển nhượng vốn trong tương quan với tổng giá trị tài sản của Bên mua trong báo cáo tài chính gần nhất mà Bên mua cần phải có nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc quyết định của Chủ tịch công ty để phê chuẩn việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty con từ công ty mẹ.

Bước 2: Ký kết Hợp đồng chuyển nhượng vốn:

– Hợp đồng chuyển nhượng vốn giữa công ty mẹ với Bên mua phải được người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và Bên mua ký kết. Trường hợp người ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và Bên mua thì phải có giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật cho người ký kết.

– Hợp đồng chuyển nhượng vốn giữa công ty mẹ và Bên mua ít nhất phải bao gồm các nội dung cơ bản: thông tin của công ty mẹ và Bên mua, số lượng và giá trị phần vốn góp trong công ty con được chuyển nhượng, phương thức và thời điểm thanh toán, quyền và nghĩa vụ giữa các bên, chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp,…

– Công ty mẹ có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn trong công ty con vào tờ khai với cơ quan thuế có thẩm quyền.

Bước 3: Thực hiện đăng ký chuyển nhượng vốn và thủ tục sau cấp phép:

– Sau khi công ty mẹ chuyển nhượng phần vốn góp của công ty mẹ trong công ty con cho Bên mua, công ty con phải thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi thông tin đến Sở kế hoạch đầu tư có thẩm quyền.

– Các thủ tục sau cấp phép:

  • Lập sổ đăng ký thành viên, cổ đông; cấp giấy chứng nhận góp vốn cho Bên mua;
  • Đăng bố cáo về việc thay đổi trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã điều chỉnh.
Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline: 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật BIGBOSS LAW
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: D.C

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận