SẬP CẦU PHONG CHÂU Ở PHÚ THỌ – TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

SẬP CẦU PHONG CHÂU Ở PHÚ THỌ - TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

Sáng nay, ngày 9/9/2024 theo ghi nhận từ nhiều nguồn tin cho thấy ở Phú Thọ xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu. Cầu Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ bắc qua sông Hồng tại Km18+300 Quốc lộ 32C, kết nối giữa 2 huyện là huyện Lâm Thao huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

            Sơ bộ xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có nhiều phương tiện gặp nạn (trong đó có 1 xe tải, 10 ô tô con, 5 xe máy, 1 xe đạp điện); đã cứu, đưa 5 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, chưa có bất cứ một số liệu thống kê cụ thể nào về số người và tài sản đã rơi xuống sông trong sự cố nêu trên.

            Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ liên quan đến sự cố sập cầu Phong Châu xác nhận nguyên nhân ban đầu là do bão số 3 đã gây ra mưa lũ, khiến nước sông Hồng dâng cao. Lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình lòng sông gây ra sự số sập cầu. Đồng thời cũng ở báo cáo này Sở GTVT tỉnh Phú Thọ cũng cho biết cầu Phong Châu đã trải qua nhiều lần tu sửa và lần gần đây nhất là cuối năm 2023.

            Vậy câu hỏi đặt ra và cũng có rất nhiều người dân quan tâm là sau sự cố sập cầu Phong Châu này ai là người chịu trách nhiệm với những hệ quả vô cùng đau thương và gây ra tổn thất rất lớn cho gia đình các nạn nhân cũng như xã hội. Để có kết luật cụ thể về trách nhiệm của những cơ quan, cá nhân gây ra sự cố sập đổ này thì phải có một cuộc điều tra phân tích kỹ lưỡng, cặn kẽ nguyên nhân tại đâu. 

            Trường hợp 1: Sau khi có kết quả điều tra, xác minh sự cố công trình do lỗi của chủ đầu tư hoặc nhà thầu hoặc do đơn vị thi công thì bị xử lí như sau

1. Cấp sự cố công trình xây dựng: Căn cứ tại Điều 43 Nghị định 06/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

Sự cố công trình xây dựng được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình hoặc thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III như sau:

– Sự cố cấp I bao gồm:

+ Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;

+ Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên.

– Sự cố cấp II bao gồm:

+ Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người;

+ Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp III.

– Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

2. Ai có trách nhiệm phòng tránh sự cố công trình xây dựng?

Căn cứ tại Điều 115 Luật Xây dựng thì nhà thầu thi công là đơn vị trực tiếp thực hiện xây dựng trên công trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người cũng như công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

Về trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ đầu tư phải tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng quản lý an toàn – tổ chức kiểm tra, giám sát các công tác đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng trên công trường.

Theo đó, các chủ thể thi công và được giao nhiệm vụ quản lý công trường phải phối hợp trong quá trình thi công và có thể chịu trách nhiệm về hậu quả khi xảy ra sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình.

3. Trách nhiệm hình sự khi xảy ra sự cố công trình xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 298 Bộ luật Hình sự (Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng):

Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc lĩnh vực khác thuộc trường hợp làm chết từ 2 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200% thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, theo quy định khoản 3, 4 Điều 45 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.

            Trường hợp 2: Sau khi có kết quả điều tra, xác minh sự cố công trình do thiên tai, bất khả kháng thì nhà đầu tư, chủ thầu, đơn vị thi công không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố gây ra. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền trong việc nghiệm thu công trình hoặc đảm bảo an toàn cho công trình không cảnh báo về mức độ an toàn của công trình thì tùy vào mức độ thiệt hại của sự cố sẽ có phương án chịu trách nhiệm hợp lý.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận