QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 

Sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và xã hội. Trong đó, quyền sở hữu công nghiệp là một trong 3 nhóm đối tượng của lĩnh vực sở hữu trí tuệ. 

1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp 

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong 3 đối tượng của Sở hữu trí tuệ. Trong kinh doanh, thương mại thì quyền sở hữu công nghiệp đem lại ưu thế cho công ty trên thị trường. Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, đây được xem là một loại tài sản đặc biệt, một loại tài sản vô hình.

Vậy quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2022:  

“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Từ định nghĩa này có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp theo quy định hiện hành gồm 7 đối tượng: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh. 

Thứ nhất, sáng chế

Điều 4 khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2022: 

“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. 

Theo Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ: Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Bằng độc quyền sáng chế chỉ đáp ứng được các điều kiện sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Nếu chỉ đáp ứng được hai điều kiện tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường. 

Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp

Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 13:

“Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. 

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ). 

Thứ ba, nhãn hiệu 

Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 16:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu nhận dạng sản phẩm thương mại, dùng để phân biệt hàng hóa,dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. 

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ: 

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. 

Thứ tư, chỉ dẫn địa lý.

Điều 4 khoản 22 Luật sở hữu trí tuệ: 

“Chỉ dẫn địa lý là quyền sở hữu công nghiệp tập thể, không thể chuyển nhượng. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. 

Ví dụ: kẹo dừa Bến Tre….

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Nếu như quyền tác giả bảo hộ hình thức của ý tưởng thì quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung của ý tưởng. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập quyền khi cơ quan nhà nước về sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ (trừ bí mật kinh doanh và tên thương mại). Để được cấp văn bằng bảo hộ, phải đáp ứng được các điều kiện theo pháp luật sở hữu trí tuệ quy định. 

Ví dụ: để cấp văn bằng bảo hộ bằng sáng chế hữu ích thì sáng chế phải đáp ứng 2 điều kiện tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp. 

2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp

Thứ nhất, quyền sở hữu công nghiệp mang tính tạm thời. Quyền sở hữu công nghiệp được tạo ra nhờ vào quá trình nghiên cứu, sáng tạo. Do đó, họ có quyền sử dụng độc quyền trong một thời hạn nhất định. Mục đích của thời gian bảo hộ là ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép từ người khác, do đó đăng ký bảo hộ là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, thời hạn bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp là có thời hạn, sau khoảng thời gian này quyền sở hữu công nghiệp thuộc về cộng đồng xã hội. 

Thứ hai, đối tượng của sở hữu công nghiệp được tao ra qua quá trình  sáng tạo của con người. Bằng cách vận dụng quy luật tự nhiên và sự hiểu biết của con người để tạo ra đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ: để được công nhận là sáng chế thì sáng chế đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn yêu cầu về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. 

Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ. Lĩnh vực sở hữu trí tuệ được điều chỉnh bởi luật quốc gia và điều ước quốc tế (nếu có ký kết). Chủ thể muốn được bảo hộ ở quốc gia nào thì phải đăng ký cấp văn bằng bảo hộ ở quốc gia đó, và việc thực thi quyền chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi chủ thể được cấp bằng. 

Thứ tư, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu chí chung của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là căn cứ vào khả năng ứng dụng vào thực tế, dễ áp dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại. Khi đó, người nắm giữ các đối tượng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. 

3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung quan trọng. Thông qua việc bảo hộ có thể thúc đẩy, kích thích sự sáng tạo thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc bảo hộ giảm thiểu tổn thất kinh doanh và thúc đẩy kinh doanh lành mạnh, hợp pháp. 

Với những giá trị của quyền sở hữu công nghiệp đem lại thì việc ngăn chặn người khác sử dụng quyền của mình là điều cần thiết, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đăng ký cấp văn bằng bảo hộ ở cơ quan sở hữu trí tuệ được xem như cách công khai tài sản này thuộc sở hữu của một chủ thể, ngăn cấm người khác sử dụng bất hợp pháp… Ngoài ra, việc cấp bằng bảo hộ là một trong những cách giúp người sở hữu tránh các rắc rối như kiện tụng. 

Đối với người có quyền đối với quyền sở hữu công nghiệp, tùy vào đối tượng khác nhau thì có những cách bảo hộ khác nhau. Ví dụ như sáng chế bảo hộ bằng cách nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ để xác lập quyền đối với sáng chế; hoặc bằng các phương thức, biện pháp khác nhau bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng. 

4. Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai

Hãng Luật Bigboss Law là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về tranh chấp đất đai. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ tranh chấp đất đai với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.

Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận