Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Trên thực tế, nhãn hiệu được gắn trên nhiều sản phẩm, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, nó cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến công ty.
1. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 thì:
“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc là sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
Từ quy định trên có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp là quyền tài sản, được hình thành từ quá trình sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp. Chủ sở hữu nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp đều được bảo hộ.
2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Khái niệm
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có hình ảnh, được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.”
Nhãn hiệu có các đặc điểm sau:
- Là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Dấu hiệu đó phải được gắn lên sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoặc bao bì.
- Dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ đó với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác, thông tin cho người tiêu dùng biết về hàng hóa, dịch vụ đó.
Ví dụ về nhãn hiệu: Coca cola, Microsoft,…
Vai trò của nhãn hiệu trong sản xuất và kinh doanh: Nhãn hiệu được thể hiện thông qua hình ảnh, màu sắc, từ ngữ, các dấu hiệu… qua đó nó là dấu hiệu phân biệt hàng hóa, sản phẩm cùng loại trên thị trường. Từ việc nhận biết như vậy, nhãn hiệu thể hiện được đặc tính, nhận diện sản phẩm, dịch vụ.
Phân loại nhãn hiệu:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, hiện nay có 4 loại nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu tập thể
Theo Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, có thể hiểu nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu do một tổ chức quản lý, thành viên của tổ chức đó được sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ. Nó có chức năng phân biệt hàng hóa của tập thể với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác.
Nhãn hiệu không do một người sở hữu mà chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức và các thành viên của tổ chức có thể sử dụng nhãn hiệu này.
Ví dụ như nước mắm Phú Quốc, xoài cát Hòa Lộc,…
- Nhãn hiệu chứng nhận
Theo khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Ví dụ: Nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao là nhãn hiệu chứng nhận do Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam các doanh nghiệp đủ điều kiện, và Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận này.
- Nhãn hiệu liên kết
Theo khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Một chủ thể đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau để dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Các sản phẩm đều do cùng một doanh nghiệp sản xuất, điều này có tác dụng rất lớn cho người người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn vì nó có sự liên kết với những sản phẩm trước đây.
Ví dụ: Hãng xe Honda có dòng sản phẩm xe Wave có tính năng tương tự nhau: Wave RX, Wave RSX,…
- Nhãn hiệu nổi tiếng
Theo khoản 120 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ: Cocacola, Google,.. được biết đến rộng rãi trên toàn cầu. Những nhãn hiệu nổi tiếng này đều được sử dụng liên tục trong nhiều năm, có nhiều quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
Tại Việt Nam, nhãn hiệu được pháp luật thừa nhận và công nhận bảo hộ. Nhãn hiệu được nhiều người biết đến thì nhãn hiệu đó nổi tiếng bấy nhiêu. Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì đem lại giá trị tài sản càng lớn.
3. Xác lập quyền SHTT đối với nhãn hiệu
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp không được bảo hộ tự động mà phải thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Luật SHTT:
“Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.”
Do đó, ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng không cần đăng ký mà được xác lập bằng việc sử dụng nhãn hiệu thì với nhãn hiệu thông thường bắt buộc thông qua thủ tục đăng ký theo quy định Luật SHTT hay quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, một số trường hợp chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nếu không ảnh hưởng đến khả năng khai thác, và sử dụng của chủ sở hữu.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền tài sản liên quan đến nhãn hiệu đó. Điều 123 Quy định về quyền của chủ sở hữu công nghiệp:
“1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng, tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi quy định khoản 5 Điều 124 Luật SHTT:
a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ
Chủ sở hữu có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu:
Quyền định đoạt bao gồm chuyển nhượng và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, theo đó chủ sở hữu cho phép các cá nhân, tổ chức khác sở hữu, sử dụng nhãn hiệu đó.
Quyền định đoạt thuộc về chủ sở hữu, được quy định cụ thể tại phần chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Hình thức thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu: được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng phát sinh hiệu lực khi đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
4. Tư vấn pháp luật về nhãn hiệu
Hãng Luật Bigboss Law là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý: hôn nhân gia đình, sở hữu trí tuệ,…. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ tranh chấp pháp lý với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.
Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.