Quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Toà án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại.

2. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự gồm có:

– Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

– Cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

– Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được toà án chấp nhận hoặc nguyên đơn đã được triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt, trừ trượng hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng;

– Đã có quyết định của toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

– Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

– Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi toà án sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;

– Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 mà toà án đã thụ lí;

– Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.

Theo quy định tại Điều 219 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khi phát hiện có một trong các căn cứ nêu trên thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Quyết đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được lập thành văn bản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, toà án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp.

3. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

– Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọi hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự phải được ngừng lại. Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xoá tên vụ án dân sự trong sổ thụ lí, trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.

– Khi toà án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các điểm c, e và g khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với các trường hợp này, khi khởi kiện lại vụ án đã bị toà án đình chỉ, người khởi kiện phải tuân thủ các quy định về khởi kiện và phải nộp tiền tạm ứng án phí như mới khởi kiện lần đầu.

Trên đây là Quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline: 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật TNHH BIGBOSS LAW
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt!
Người đăng: Vân Anh
Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận