1. Bối cảnh căng thẳng thương mại Việt – Mỹ : Thuế đối ứng 46%và hệ luỵ
- Ngày 04 tháng 4 năm 2025, Chính phủ Hoa Kỳ chính thức áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam như: máy vi tính và linh kiện; máy móc;thủy sản; dệt may; đồ nội thất; cao su; thép…Đây là biện pháp được ban hành với lý do phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.
- Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề hoặc mất thị trường tại Mỹ. Thứ trưởng phân tích, khi tăng thuế, giá cả của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ tăng lên, mức độ cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác sẽ kém đi; mặt khác sức mua của người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng suy giảm, dẫn đến cầu đối với hàng hóa Việt Nam sẽ giảm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể xem xét lại việc tiếp tục các hợp đồng đã ký với Việt Nam, còn các hợp đồng mới sẽ tương đối khó khăn.
2. Phản ứng kịp thời của Việt Nam:Công Văn 1136/CHQ-GSQL năm 2025 về việc hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
- Ngay sau động thái của Hoa Kỳ, Cục Hải quan Việt Nam đã ban hành Công văn số 1136/CHQ-GSQL nhằm yêu cầu các Chi cục Hải quan tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các biện pháp cụ thể như hướng dẫn tạo điều kiện thông quan nhanh chóng để giảm tối đa thời gian làm thủ tục xuất khẩu, đồng thời hạn chế về việc kiểm tra thực tế trừ khi có dấu hiệu rủi ro cao.
- Bên cạnh đó, Cục Hải quan còn chỉ đạo tăng cường tư vấn về hồ sơ chứng từ để chủ động hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện bộ hồ sơ xuất khẩu đúng quy định, tránh sai sót không cần thiết và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương nhằm cập nhật tình hình điều tra và áp thuế từ phía Hoa Kỳ đồng thời đề xuất hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp bằng chứng chứng minh không bán phá giá.
- Hơn nữa, Cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức các buổi đối đối thoại doanh nghiệp – hải quan tại các địa phương xuất khẩu trọng điểm nhằm nắm bắt khó khăn và kịp thời đề xuất điều chỉnh chính sách phù hợp.
3. Phối hợp đa ngành: Khi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Thương Vụ cùng vào cuộc
- Ngoài Cục Hải quan, các cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng tích cực vào cuộc với vai trò hỗ trợ cụ thể như Bộ Công Thương phối hợp cùng doanh nghiệp thu thập dữ liệu, xây dựng hồ sơ phản bác các cáo buộc bán phá giá hoặc trợ cấp sai lệch, trong khi Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đóng vai trò làm đầu mối đàm phán với đối tác Mỹ nhằm yêu cầu minh bạch trong quá trình điều tra và đưa ra biện pháp công bằng. Đồng thời, Bộ Tài chính xem xét đề xuất hỗ trợ thuế nội địa cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách thuế mới này.
4. Giải pháp kỹ thuật bước đầu hữu ích, nhưng có đủ để thay cho định hướng dài hạn ?
- Các biện pháp trên tuy mang tính chất tạm thời, nhưng đã phần nào giúp doanh nghiệp ổn định tâm lý, duy trì sản xuất ngắn hạn, đồng thời Tiếp cận các kênh thông tin chính thức để có hướng xử lý hồ sơ phù hợp và đặc biệt Rút ngắn thời gian thông quan và giảm chi phí phát sinh, đặc biệt tại các cảng xuất lớn.
- Tuy vậy, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng các biện pháp hành chính – kỹ thuật này chưa đi sâu giải quyết tận gốc vấn đề, bởi nguyên nhân chính vẫn nằm ở mối quan hệ thương mại – pháp lý giữa hai quốc gia, vì thế về lâu dài Việt Nam cần chủ động đàm phán song phương và sử dụng các cơ chế tranh chấp trong khuôn khổ WTO, các các hiệp định song phương, đặc biệt phải đẩy mạnh việc tìm kiếm đối tác mới để giảm tỷ lệ xuất khẩu vào Mỹ cao như hiện nay.
- Đồng thời, cần xây dựng chiến lược xuất khẩu mới với đa dạng thị trường và nâng cao chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn quốc tế.
5. Kết luận
Có thể thấy, Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng và có trách nhiệm trước biến động thuế từ một trong những đối tác thương mại lớn nhất của mình, tuy nhiên để thực sự bảo vệ hiệu quả quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, Việt Nam cần tiếp tục củng cố hệ thống pháp luật thương mại và phòng vệ thương mại, đồng thời tăng cường năng lực pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, bao gồm việc nắm bắt và tham gia phản biện các vụ kiện thương mại quốc tế.
Ngoài ra, việc xây dựng cơ chế cảnh báo sớm các rào cản thương mại và thông tin thị trường cũng là yêu cầu cấp thiết, nhằm giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với rủi ro và tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký.
Việc phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp kỹ thuật ngắn hạn và chiến lược pháp lý dài hạn sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam thích ứng bền vững trong môi trường thương mại toàn cầu ngày càng biến động hiện nay.
6. Tổng đài tư vấn pháp luật
Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!