Những việc cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp.

NHỮNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Đối với hoạt động của doanh nghiệp:

(i) Lập sổ đăng ký thành viên (nếu là Công ty TNHH); sổ đăng ký cổ đông (nếu là Công ty cổ phần), giấy chứng nhận phần vốn góp/giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Phòng Kinh tế quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh sẽ kiểm tra những hồ sơ này. Nếu không cung cấp được các tài liệu nêu trên, doanh nghiệp có thể bị xử vi phạm phạt hành chính lên đến 15.000.000 đồng.

(ii) Nếu thay đổi nội dung đã đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp quyết định thay đổi các nội dung này. Nếu việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn so với quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 5.000.000 đồng.

(iii) Lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành. Nếu doanh nghiệp không lưu giữ các tại liệu tại cơ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 15.000.000 đồng.

(iv) Có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm, thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm dừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Nếu doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 2.000.000 đồng.

(v) Góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn này mà thành viên/cổ đông góp vốn không góp đủ thì doanh nghiệp phải thông báo thay đổi vốn điều lệ, thay đổi loại hình doanh nghiệp (nếu có),…

(vi) Treo biển hiệu tại trụ sở doanh nghiệp đúng nội dung, vị trí, mỹ quan theo quy định pháp luật;

(vii) Thông báo thông tin tài khoản ngân hàng mới mở (hoặc bổ sung) đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp mở tài khoản. Nếu doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn so với quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 5.000.000 đồng.

2. Đối với vấn đề thuế:

(i) Đăng ký chế độ kế toán áp dụng và kế toán trưởng theo quy định tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp; kê khia thuế theo kỳ dù có phát sinh hay không. Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Cụ thể:

  • Khai thuế tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế;
  • Khai thuế quý, tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quy tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế;
  • Khai thuế năm: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch.

Trong trường hợp doanh nghiệp chậm kê khai thuế, tùy vào thời gian chậm kê khai, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 5.000.000 đồng.

(ii) Lập hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; nếu doanh nghiệp chưa hoạt động kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chậm kê khai, tùy vào thời gian chậm, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 5.000.000 đồng.

(iii) Nộp báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hằng năm cho cơ quan thuế. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu doanh nghiệp chậm nộp, không nộp Báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng.

những-việc-cần-thực-hiện-sau-khi-thành-lập-doanh-nghiệp-0908648179

Những việc cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp – Tư vấn miễn phí: 0908.648.179

(iv) Hóa đơn điện tử: Kể từ ngày 1/11/2020, tất cả doanh nghiệp buộc phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử. Nếu doanh nghiệp vi phạm các vấn đề liên quan đến hóa đơn, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 50.000.000 đồng.

3. Đối với vấn đề lao động:

(i) Ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản khi doanh nghiệp sử dụng người lao động làm việc từ 03 tháng trở lên (đối với trường hợp trước ngày 01/01/2021) và trên 01 tháng (đối với trường hợp sau ngày 01/01/2021). Nếu doanh nghiệp không giao kết hợp đồng bằng văn bản trong các trường hợp trên, tùy thuộc vào số lượng người lao động, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 5.000.000 đồng.

(ii) Nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài trước ngày doanh nghiệp dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài. Nếu doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài mà không có Giấy phép lao động, doanh nghiệp có thể bị xử phạt lên đến 150.000.000 đồng.

(iii) Ban hành và đăng ký nội quy lao động:

  • Đối với doanh nghiệp dưới 10 người: không cần ban hành nội quy lao động bằng văn bản. Tuy nhiên, trước khi ban hành, phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
  • Đối với doanh nghiệp có 10 người trở lên: Phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Nếu doanh nghiệp không ban hành Nội quy lao động (đối với trường hợp có 10 người lao động trở lên) hoặc không đăng ký Nội quy lao động, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20.000.000 đồng.

(iv) Lập sổ quản lý lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động và đề xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Nếu doanh nghiệp không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động,…doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 6.000.000 đồng.

(v) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 6.000.000 đồng.

(vi) Tham gia bảo hiểm xã hội khi người lao động có thời gian làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 150.000.000 đồng.

Trên đây là những hướng dẫn của luật sư vầ những công việc cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline: 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).
Rất mong nhận được sự hợp tác
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật BIGBOSS LAW
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: D.C

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận