NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG?

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG?

Bảo hiểm xã hội đóng vai trò vô cùng quan trong đối với người lao động. Nơi mà các quyền lợi về thai sản, ốm đau, tai nan lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất được đảm bảo cho người lao động. Hiện nay, số lượng người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam ngày càng đông. Vì vậy nghị định 134/2018/NĐ-CP được ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài.

1. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 gồm các điều kiện sau:

– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt/chưa được xóa án tích/đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019.

2. Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng báo hiểm xã hội

Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 134/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng bảo hiểm xã hội.

– Có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Vì vậy người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nếu thoả mãn các điều kiện trên thì bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội.

3. Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải tham gia Bảo hiểm xã hội

Người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội:

– Người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP

– Người lao động nước ngoài có hợp đồng với người sử dụng lao động tại Việt Nam với thời hạn dưới 01 năm.

– Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.

– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật.

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG?

4. Mức đóng Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

– Đối với người lao động:

Người lao động hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động đóng 1,5% tính trên tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm.

– Đối với người sử dụng lao động:

Người sử dụng lao động đóng theo tỷ lệ tương ứng với lương tháng của người lao động như sau:

+ 0,5% trị giá lương tháng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

+ 3% trị giá lương tháng vào quỹ ốm đau và thai sản.

+ 14% trị giá lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022

Người sử dụng lao động đóng 3%, tính trên tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận