NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẢI LÀM GÌ KHI CÓ THỜI GIAN ĐÓNG TRÙNG BẢO HIỂM XÃ HỘI.

NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẢI LÀM GÌ KHI CÓ THỜI GIAN ĐÓNG TRÙNG BẢO HIỂM XÃ HỘI.

Thực tế có rất nhiều người lao động đồng thời cùng làm việc cho nhiều công ty khác nhau và các công ty này đều đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vậy trong trường hợp đóng trùng như vậy người lao động câng làm gì để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình?

1. Người lao động được đóng Bảo hiểm xã hội ở nhiều Công ty cùng lúc không?

            Căn cứ theo khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định “Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.”

            Vậy trong trường hợp người lao động cùng làm việc cho nhiều Công ty thì chỉ được tham gia bảo hiểm xã hội với Công ty đầu tiên. Không được tham gia cùng lúc nhiều bao hiểm xã hội.

2. Người lao động phải làm khi đóng trùng bảo hiểm xã hội:

            Căn cứ khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/2020/QĐ-BHXH quy định “Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46”

            Căn cứ khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/2020/QĐ-BHXH quy định: “trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện: Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.”

Như vậy, khi biết mình đang đóng trùng bảo hiểm cùng một thời điểm thì người lao động phải thực hiện hồ sơ giảm trùng đến Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang sinh sống hoặc làm việc để được hoàn trả lại số tiền mà người lao động đang đóng trùng nhau.

3. Hồ sơ thực hiện giảm trùng:

            Hồ sơ nộp kèm theo đối với người lao động bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.

– Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.

– Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính giấy chứng tử đối với trường hợp chết.

Hồ sơ nộp kèm theo đối với doanh nghiệp bao gồm:

– Phiếu trình giải quyết công việc

– Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT;

– Phiếu yêu cầu;

– Sổ BHXH (mẫu cũ) hoặc tờ bìa sổ, các trang tờ rời sổ BHXH;

– Quyết định thu hồi tiền trợ cấp các chế độ BHXH (nếu có).

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận