Tác giả: Mỹ Tâm
Cập nhật: 07/02/2025

Nội dung

   

MUỐN ĐỔI HỌ CON SANG HỌ MẸ (HOẶC HỌ CHA) SAU LY HÔN – CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
MUỐN ĐỔI HỌ CON SANG HỌ MẸ (HOẶC HỌ CHA) SAU LY HÔN – CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

     Sau khi ly hôn, không ít bậc cha mẹ mong muốn thay đổi họ của con theo họ mình – vì nhiều lý do khác nhau như nuôi dưỡng, chăm sóc chính, hoặc để thuận tiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đổi họ cho con có thực sự đơn giản? Pháp luật hiện hành quy định thế nào về vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu!

1, Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hộ tịch 2014: Điều 26 – về việc thay đổi họ, chữ đệm, tên.
  • Bộ luật Dân sự 2015: Điều 27 – quyền thay đổi họ tên của cá nhân.
  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con sau ly hôn.
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP: hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch.

2, Các trường hợp được thay đổi họ cho con:

     Căn cứ Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”

     Như vậy, sau ly hôn bố/mẹ hoàn toàn có quyền thay đổi họ của con từ họ của bố/mẹ sang họ của mẹ/bố.

3, Hồ sơ, thủ tục thay đổi họ cho con:

3.1: Hồ sơ:

  • Tờ khai đăng ký việc thay đổi hộ tịch (theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTPhướng dẫn về Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP), trong đó có thể hiện sự đồng ý của chồng cũ về việc thay đổi họ cho con;
  • Bản chính giấy khai sinh của con;
  • Các giấy tờ làm căn cứ cho việc thay đổi (chứng minh nhân dân , sổ hộ khẩu…).
  • Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có, để chứng minh quan hệ cha mẹ).
  • Bản sao Quyết định/Bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Đây là căn cứ quan trọng xác định tình trạng hôn nhân của cha mẹ.
  • Văn bản đồng ý của cha/mẹ còn lại: Nếu cha/mẹ là người yêu cầu đổi họ cho con, cần có văn bản thể hiện sự đồng ý của người còn lại.
  • Sự đồng ý của con (đối với trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên): Thể hiện bằng văn bản riêng có chữ ký của con

3.2: Thủ tục:

     Theo Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

– Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

     Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

     Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

– Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

     Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

4, Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đổi họ cho con sau ly hôn

     Dù quan hệ hôn nhân chấm dứt, cha và mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con cái. Việc thay đổi họ cho con sau ly hôn không phải là ngoại lệ và cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

4.1. Sự đồng ý của cha/mẹ và vai trò của người trực tiếp nuôi dưỡng

     Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật hộ tịch 2014 quy định:

     “Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

     1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.

     Như vậy, việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ người đó, và sự đồng ý này phải được thể hiện rõ trong Tờ khai đăng ký thay đổi hộ tịch. Nếu không có sự đồng ý này, cơ quan có thẩm quyền sẽ không thể thực hiện việc thay đổi họ.

4.2. Quyền tự quyết của con từ đủ 9 tuổi trở lên

     Một điểm rất quan trọng trong quy định pháp luật hiện hành là quyền tự quyết của con khi đổi họ. Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: “Việc thay đổi họ cho người từ đủ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của chính người đó.”

     Điều này khẳng định rằng, đối với những trẻ em đã đủ khả năng nhận thức và bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của các em là yếu tố bắt buộc cần được tôn trọng. Sự đồng ý của con cũng phải được thể hiện rõ trong Tờ khai hoặc văn bản khác có giá trị pháp lý.

     Việc nắm vững các quy định này sẽ giúp cha mẹ thực hiện thủ tục đổi họ cho con sau ly hôn một cách thuận lợi và đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con cái.

5, Tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại:

     Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn từ luật sư. Quý khách vui lòng liên hệ vào số Hotline 0978 333 379 để được luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!

Khuyến cáo

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến info@bigbosslaw.com.

Bigboss Law là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@bigbosslaw.com.

Chia sẻ:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

YÊU CẦU TƯ VẤN

THÔNG TIN
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x