MẪU ĐƠN YÊU CẦU HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 

Khi các bên có tranh chấp đất đai, tùy vào từng tình pháp luật yêu cầu khác nhau về trình tự, thủ tục giải quyết. Đối với tranh chấp đất đai, nhà nước khuyến khích các bên hòa giải, các bên phải làm đơn yêu cầu hòa giải để nộp lên cơ quan có thẩm quyền.

1. Hòa giải tranh chấp đất đai 

Việc tự nguyện hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành bởi các bên
Hòa giải tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai gì?

Theo quy định Khoản 24 Điều 3 của Luật Đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Tranh chấp đất đai có thể hiểu là việc xác định người có quyền và nghĩa vụ hợp pháp đối với mảnh đất (người có quyền sử dụng đất). Ví dụ: tranh chấp đất đai xác định ranh giới quyền sử dụng đất như tranh chấp lối đi… Để giải quyết mâu thuẫn của các bên khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải nắm rõ được thủ tục giải quyết. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, được nhà nước khuyến khích và cũng là điều kiện bắt buộc nếu các bên muốn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. 

Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

Do đó, có thể hiểu hòa giải tranh chấp đất đai là việc mà các bên tranh chấp thương lượng, thỏa thuận với nhau nhằm thống nhất vấn đề, giải quyết mâu thuẫn. Hòa giải tranh chấp đất đai có 2 loại: Hòa giải tự nguyện và hòa giải bắt buộc. 

  • Hòa giải tự nguyện: Đối với hòa giải tự nguyện, các bên có thể lựa chọn tự hòa giải với nhau hoặc hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba có thể là trưởng thôn, ấp,…
  • Hòa giải bắt buộc: Các bên không tự hòa giải hoặc hòa giải không đạt được sự thống nhất (hòa giải không thành) tại hòa giải cơ sở thì có thể viết đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện hòa giải. Dưới sự giúp đỡ của Hòa giải viên, các bên có thể tự thỏa thuận, đưa ra các yêu cầu và tự giải quyết mâu thuẫn. Đây được xem như thủ tục bắt buộc trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai. Trách nhiệm tổ chức hòa giải thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã  nơi địa phương có đất tranh chấp. 

Vậy trường hợp nào các bên phải hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã? 

Những tranh chấp đất đai xác định ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc các bên phải hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, căn cứ quy định khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:

“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Về thời hạn tổ chức giải quyết chấp đất đai: UBND cấp xã phải tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. 

Cần lưu ý rằng hòa giải viên không đảm nhận vai trò là người quyết định vấn đề đúng sai mà vai trò của họ là giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ các bên tự thỏa thuận, thống nhất các vấn đề với nhau. 

2. Mẫu đơn và hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu hòa giải 

Mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai.
Mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai

Phần kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi có đất tranh chấp. 

Nội dung vụ việc: Người làm đơn trình bày các thông tin liên quan đến đất đai đang có tranh chấp, vấn đề mâu thuẫn giữa các bên, đã từng hòa giải hay chưa. Tiếp theo, cần trình bày yêu cầu của bên làm đơn: tùy từng trường hợp mà yêu cầu khác nhau nhưng phải rõ ràng, cụ thể. 

Phần tài liệu có gửi kèm theo: tranh chấp đất đai buộc các bên tranh chấp phải hòa giải là tranh chấp xác định ai là người có quyền sở hữu đối với đất đó. Vì vậy, đây là phần rất quan trọng có giá trị như chứng cứ chứng minh, yếu tố để Hòa giải viên căn cứ giải thích cho các bên hiểu rõ quy định của pháp luật. Tài liệu kèm theo thông thường là sổ hồng, sổ đỏ, các giấy tờ chứng minh nguồn gốc mảnh đất. 

3. Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai

Tổng đài tư vấn pháp luật Hãng luật BigBoss Law

Hãng Luật Bigboss Law là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về tranh chấp đất đai. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ tranh chấp đất đai với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.

Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận