Để giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai, bản tường trình sự việc là một trong những giấy tờ cần thiết trình bày lại sự việc đã xảy ra một cách chính xác nhất. Để cơ quan thẩm quyền có cơ sở căn cứ xác định và giải quyết những vấn đề tranh chấp xảy ra trên thực tế. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu bản tường trình là gì và cách viết như thế nào.
1) Khái niệm bản tường trình
bản tường trình là một tài liệu được chuẩn bị để trình bày một sự việc, và sự việc đó có hậu quả bất lợi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức hoặc thậm chí là toàn xã hội. bản tường trình sự thật được sử dụng trong hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhất là đối với hoạt động điều tra của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xác minh, giải quyết các vụ án dân sự, hình sự.
Khái niệm bản tường trình trên cũng nói lên phần nào mục đích của bản tường trình là giúp các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nắm được các vụ việc cụ thể đã xảy ra. Từ những vấn đề được phản ánh, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có căn cứ để nghiên cứu, tìm giải pháp, xử lý phù hợp và hiệu quả.
Còn việc đưa tin là sự tự giác của người làm bản tường trình thể hiện sự trung thực, thành khẩn khai báo của người vi phạm và mang tính chất răn đe, giúp người có lỗi nhận thức và sửa chữa lỗi lầm của bản thân
2) Lưu ý khi viết bản tường trình
Vì bản tường trình là một văn bản hành chính, nó thể hiện những sự việc đã xảy ra và để lại hậu quả thực tế. Vì vậy, khi viết bản tường trình, cần lưu ý những điểm sau:
_ Người viết tường trình phải trình bày sự việc một cách cụ thể, rõ ràng. Báo cáo được các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng để xác định hành vi vi phạm dựa trên nội dung và diễn biến của vụ việc.
_ Trong bản tường trình, nguyên nhân và diễn biến của vụ việc phải được mô tả một cách chính xác và cụ thể nhất có thể. Bởi việc trình bày chính xác sự việc sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc dễ dàng hơn. Ngoài ra, người viết tường trình cần mô tả rõ ràng hậu quả của vụ việc đối với cá nhân hoặc tập thể để chỉ ra mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
_Nội dung phải trung thực, khách quan. Người viết bản tường trình cần thể hiện sự trung thực với từng câu từ. Trình bày chính xác diễn biến sự việc, đặc biệt không thêm bớt thông tin làm ảnh hưởng đến việc điều tra, xét xử.
–Thứ ba, Người viết bản tường trình phải cam kết về nội dung báo cáo của mình. Nếu sai nội dung, Người viết bản tường trình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự sai lệch của lời khai.
3) Hướng dẫn về hình thức của bản tường trình:
Bản tường trình là văn bản không có tiêu chuẩn quá khắt khe về mặt hình thức như soạn thảo một số văn bản hành chính. Tuy nhiên, bản tường trình vẫn phải đảm bảo các quy định về thể thức văn bản quy định tại Điều 8 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định về công tác văn thư. Cụ thể, thể thức văn bản bao gồm các thành phần chính sau
Việc lập bản tường trình cũng sẽ dựa trên tình thần của quy định đó, nhưng cần lưu ý cách trình bày bản tường trình sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Trong bản tường trình, quốc hiệu, tiêu ngữ được viết in hoa và căn giữa văn bản.
– Địa điểm và thời gian làm bản tường trình: cần nêu rõ địa điểm lập bản tường trình và thời gian cụ thể ngày, tháng, năm lập bản tường trình.
– Tên văn bản: “BẢN TƯỜNG TRÌNH (Về việc…..)” được viết in hoa, căn giữa văn bản;
– Thông tin của cá nhân, đơn vị, tổ chức nhận bản tường trình;
– Thông tin người viết bản tường trình: Đầy đủ họ và tên, ngày sinh, địa chỉ cũng như số điện thoại liên hệ để cơ quan tiếp nhận bản tường trình có thể dễ dàng liên hệ lại với người làm tường trình.
– Trình bày nội dung chính của bản tường trình: Trình bày cụ thể về diễn biến sự việc đã xảy ra.
– Lời cam đoan về nội dung đã tường trình.
– Người làm bản tường trình ký và ghi rõ họ tên.
4) Mẫu bản tường trình tranh chấp đất đai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—–
………………….., ngày…. tháng…. năm…..
BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Về việc tranh chấp đất đai………..)
Tôi tên:………….…………………………..……….. sinh ngày …/…/…………….…………………………………………………………………
Hộ chiếu/CCCD/CMT số:……………………. cấp ngày …/…/……. Tại…………………..……………..…………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………..……..……………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại:………………………….……………………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin trình bày nội dung sự việc như sau:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan nội dung trên là đúng sự thật.
Người viết
(ký, ghi rõ họ tên)
5) Hướng dẫn viết nội dung bản tường trình
Ngoài hình thức, nội dung luôn là một phần quan trọng của văn bản hành chính.
Theo đó, khi viết nội dung bản tường trình, nội dung phải thể hiện các thông tin sau:
_ Nêu chi tiết thời gian và hoàn cảnh xảy ra vụ việc;
_ Nguyên nhân diễn ra tranh chấp
_ Trình bày thông tin cụ thể về đương sự;
_ Thiệt hại cụ thể thực tế phát sinh;
_ Trách nhiệm của người viết tường trình về hậu quả đã xảy ra.
Ví dụ, khi viết bản tường trình về một hành vi vi phạm về quyền sử dụng đất có thể viết bản tường trình về sự việc theo thời gian, nêu rõ nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm về quyền sử dụng đất…
Xin lưu ý nội dung bản tường trình phải chính xác, đúng với tình hình thực tế và người bản tường trình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp trong bản tường trình.