Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng của sở hữu trí tuệ. Thông qua kiểu dáng công nghiệp, sản phẩm của công ty sẽ tạo được sự khác biệt so với công ty khác, đem lại lợi nhuận kinh tế và lợi thế cạnh tranh. 

Kiểu dáng khác biệt của điện thoại Iphone

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2022 giải thích kiểu dáng công nghiệp như sau:

“Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp”.

Như vậy, có thể hiểu kiểu dáng công nghiệp là hình dạng bên ngoài của đồ vật, chi tiết, thiết bị, phương tiện…., được thể hiện thông qua hình khối, màu sắc, đường nét hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó lên sản phẩm. 

Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp: Hình dáng của chai nước lọc, hình dáng bên ngoài của điện thoại Iphone,..  

Để chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể bảo vệ quyền của mình trước hành vi sử dụng trái phép từ những người khác, đem lại lợi nhuận về kinh tế cho chủ sở từ việc độc quyền khai thác đối với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp này, vì vậy việc đăng ký bảo hộ là rất quan trọng. 

2. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 

Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được quy định Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ:

“Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 

1. Có tính mới; 

2. Có tính sáng tạo; 

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

Nếu kiểu dáng công nghiệp đáp ứng được các điều kiện trên thì được đăng ký bảo hộ 

Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Tính sáng tạo kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu dựa vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai trước đó: qua việc sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức nào khác ở trong nước, ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên), kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Thứ hai, tính mới kiểu dáng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới khi so những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức nào khác ở trong nước, ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng đó có sự khác biệt đáng kể. 

 Thứ ba, khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp là khả năng dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Vì vậy, những đối tượng không đáp ứng được các điều kiện trên đều không được cấp văn bằng bảo hộ. Bên cạnh đó, những đối tượng Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ cũng không được công nhận:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có: ví dụ bánh xe có hình tròn, ốc vít,…

Bánh xe không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; 

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm: hình dáng bên trong của động cơ,… 

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì? 

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Do đó, nhận thấy kiểu dáng công nghiệp đáp ứng được các điều kiện đăng ký bảo hộ thì chủ sở hữu có thể đi đăng ký để đảm bảo quyền lợi của mình. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục được tiến hành bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Là việc chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. 

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với chủ đơn đăng ký. 

Thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn, khi hết thời hạn bảo hộ, văn bằng bảo hộ có thể được gia hạn thêm 02 lần liên tiếp, mỗi lần là 05 năm. Vì vậy, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể có thời gian bảo hộ lên tới 15 năm. 

3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ

Để có ngày ưu tiên thì chủ sở hữu phải nộp đơn càng sớm càng tốt, để tránh làm mất tính mới của kiểu dáng. 

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp khi kiểu dáng đó đáp ứng được điều kiện bảo hộ và từ chối khi không đáp ứng điều kiện.

4. Dịch vụ tư vấn pháp lý

Tổng đài tư vấn pháp luật Hãng luật BigBoss Law

Hãng Luật BIGBOSS LAW là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về đất đai, sở hữu trí tuệ, hôn nhân gia đình,…. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.

Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận