KHÔNG CÓ GIẤY ĐĂNG KÍ KẾT HÔN CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG

Giấy đăng ký kết hôn (hay còn gọi là Giấy chứng nhận kết hôn) là một trong những giấy tờ quan trọng xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai bên được pháp luật bảo vệ. Do đó, khi thực hiện thủ tục ly hôn thì Giấy đăng ký kết hôn là một trong những loại giấy tờ bắt buộc đảm bảo hoàn thiện hồ sơ ly hôn để được Tòa án thụ lý và giải quyết.

Vậy không có Giấy đăng ký kết hôn, có ly hôn được không?

1. Trường hợp hôn nhân thực tế

Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn. Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 1960 (trừ những trường hợp cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc trước giải phóng lấy tiếp vợ 2 đã có thông tư số 60 ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn là: người chồng và hai người vợ có thể thoả thuận chung sống ổn thỏa, tức là toà án không phải huỷ hôn nhân lần thứ hai. Sẽ tiến hành huỷ hôn nhân trong trường hợp có yêu cầu của một hoặc cả hai người vợ (giải quyết theo yêu cầu của vợ).

Như vậy, hôn nhân thực tế dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật công nhận. Chính vì thế mà việc ly hôn thực tế sẽ được giải quyết như vụ việc ly hôn có đăng ký kết hôn bình thường.

2. Trường hợp sống chung từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến nay mà không có đăng ký kết hôn

Nam và nữ chung sống với nhau từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003, trong thời hạn này mà không có đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa sẽ thụ lý giải quyết theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng sẽ ra quyết định không công nhận là vợ chồng (căn cứ khoản 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi nam và nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 để giải quyết (nghĩa là yêu cầu về con và tài sản sẽ được Tòa án giải quyết như đối với trường hợp ly hôn thông thường).

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 đang áp dụng thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.

Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân gia đình 2014

“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

3.  Vợ/ chồng làm hỏng, thất lạc hay một bên cố ý cất giấu.

Trường hợp vợ chồng đã đăng ký kết hôn nhưng vì hỏng, thất lạc hay một bên cố ý cất giấu Giấy đăng ký kết hôn; thì vẫn hoàn toàn có thể triển khai thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, cần chuẩn bị bản sao trích lục Giấy đăng kí kết hôn đã được cấp (có thể làm thủ tục xin trích lục đăng ký kết hôn tại Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn…) Bên cạnh đó, cũng cần nộp kèm theo hồ sơ ly hôn vợ chồng cần chuẩn bị 01 đơn trình bày về việc đã làm mất Giấy đăng ký kết hôn.

Như vậy, Giấy đăng ký kết hôn bị hỏng, thất lạc hoặc một bên cố ý cất giấu vẫn có thể làm thủ tục ly hôn, và cần chuẩn bị một số giấy tờ như:

  • Hồ sơ ly hôn
  • Bản sao trích lục Giấy đăng ký kết hôn
  • Đơn trình bày về việc đã làm mất Giấy đăng ký kết hôn
Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận