Hiện nay, các tranh chấp đất đai ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Ngoài ra, một số quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước gây ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Vì vậy, đối với quyết định hành chính trái pháp luật, người dân có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách khiếu nại.
1. Khiếu nại tranh chấp đất đai
Khiếu nại được xem như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân khi phát hiện các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ vào Luật Khiếu nại 2011:
“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Do đó, có thể hiểu khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai là việc mà người có quyền sử dụng đất đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc người đứng đầu cơ quan xem xét lại quyết định, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước khi có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Chủ thể giải quyết khiếu nại về đất đai là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính, họ có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành chính đã ban hành nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất.
Điều kiện khiếu nại căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại:
- Người có quyền lợi hoặc người được ủy quyền khiếu nại đến cơ quan thẩm quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Người khiếu nại là người có quyền sử dụng đất hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mà quyết định hành chính, hành vi hành chính có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ.
- Những vụ việc mà Tòa án chưa thụ lý giải quyết hoặc chưa khiếu nại lần hai.
2. Trình tự, thủ tục khiếu nại
Căn cứ Điều 204 Luật Đất đai 2013 về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai thì thủ tục giải quyết khiếu kiện đất đai sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại. Khi muốn thực hiện thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
- Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu:
– Nộp đơn khiếu nại:
– Thụ lý giải quyết khiếu nại: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại nếu khiếu nại đó không thuộc trường hợp tại Điều 11 Luật Khiếu nại và phải thông báo văn bản cho người khiếu nại. Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến cơ quan thanh tra cấp trên cùng cấp biết. Nếu không thụ lý thì phải nói rõ lý do. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Trường hợp các vụ việc phức tạp thì không quá 45 ngày.
– Xác minh nội dung khiếu nại: Nhằm kiểm tra nội dung khiếu nại có đúng hay không, nếu đúng thì ra quyết định khiếu nại ngay. Trường hợp chưa có cơ sở, căn cứ thì tự mình xác minh hoặc giao lại cho người có trách nhiệm xác minh để xác minh lại nội dung khiếu nại.
– Tổ chức đối thoại: Yêu cầu khiếu nại và kết quả xác minh khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại thông tin những vấn đề khiếu nại, yêu cầu giải quyết khiếu nại chưa rõ ràng, hay hướng giải quyết khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
– Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Trình tự giải quyết khiếu nại lần hai
– Nộp đơn khiếu nại
+ Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
+ Đơn khiếu nại
+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
+ Các tài liệu có liên quan
– Thụ lý giải quyết khiếu nại: Việc thụ lý giải quyết khiếu nại được thực hiện trong 2 trường hợp sau: Trong thời hạn 30 ngày từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà cơ quan có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại hoặc kể từ ngày người khiếu nại không đồng ý thì có quyền được tiếp tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
– Xác minh nội dung khiếu nại
– Tổ chức đối thoại lần hai: Tổ chức khiếu nại lần hai thực hiện theo Điều 30 Luật Khiếu nại 2011 để làm rõ nội dung, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết.
– Ra quyết định giải quyết khiếu nại: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai bao gồm các nội dung quy định tại Điều 40 Luật Khiếu nại 2011.
– Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại: người giải quyết khiếu nại cần phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong vòng 07 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây: Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác; hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại; Hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai
Hãng Luật Bigboss Law là đơn vị luật sư chuyên nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về tranh chấp đất đai. Với dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục, hồ sơ tranh chấp đất đai với một chi phí hợp lý và nhanh chóng. Quý khách vui lòng liên hệ với Hãng Luật BIGBOSS LAW để được tư vấn nhanh chóng.
Để sử dụng dịch vụ: Quý khách xin vui lòng liên hệ đến số 0978 333 379 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.