Hướng dẫn kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất trước khi thực hiện giao dịch mua bán

Kim tra thông tin nhà đt trước khi mua là việc làm cần thiết khi thực hiện giao dịch nhà đất, đảm bảo pháp lý khi mua đất, tránh cho việc giao dịch bị tuyên bố vô hiệu. Làm thế nào để kiểm tra? Công ty Luật TNHH MTV Bigboss Law sẽ hướng dẫn cách xác minh qua bài viết sau.


Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất
Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất – loại bỏ rủi ro khi mua!

1. Những vấn đề cần kiểm tra, xác thực trước khi giao dịch

Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp… khi có các điều kiện sau đây: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, nếu nhà đất có tranh chấp thì về nguyên tắc là không thể chuyển nhượng. Trước khi giao dịch, người mua cần kiểm tra một số thông tin sau:

1.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Người mua có quyền yêu cầu người bán cho xem bản chính Giấy chứng nhận. Nếu người bán không xuất trình được thì có thể diện tích nhà đất đó chưa được cấp Giấy chứng nhận, hoặc đang cầm cố, thế chấp ở ngân hàng, hoặc nội bộ thành viên trong gia đình có tranh chấp, không đồng ý cho chuyển nhượng.

Trường hợp người mua được xem Giấy chứng nhận nhưng nghi ngờ về giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đó, bạn có thể đề nghị với bên bán cùng đến cơ quan tài nguyên môi trường để kiểm tra, xác nhận.

Nếu bên bán từ chối thực hiện rất có khả năng Giấy chứng nhận đó có vấn đề về mặt pháp lý.

1.2. Kiểm tra quy hoạch

Để kiểm tra quy hoạch, bên mua có thể liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để được cung cấp thông tin chính thống. Người yêu cầu phải trả phí cung cấp thông tin.

Người mua cũng có thể tìm hiểu qua cán bộ địa chính xã, phường hoặc những người sinh sống liền kề thửa đất để hỏi thông tin quy hoạch. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ có tính tham khảo, không có tính ràng buộc đối với người cung cấp.

1.3. Kiểm tra có tranh chấp với các hộ liền kề hoặc các chủ thể khác

Bên mua có thể liên hệ với cán bộ địa chính, tư pháp xã, phường nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai để được biết.

1.4. Kiểm tra bên bán có nhận đặt cọc hay ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Bên mua có thể đến cơ quan công chứng (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng) trên địa bàn để nhờ tra cứu thông tin thửa đất đã có giao dịch đặt cọc hay ủy quyền hay không.

Lưu ý nếu việc ủy quyền hoặc đặt cọc trước đó không được công chứng thì sẽ không có thông tin trên hệ thống.

1.5. Kiểm tra hiện trạng

Bên mua cần so sánh hiện trạng, diện tích căn nhà, thửa đất trên thực địa có phù hợp với Sơ đồ thửa đất ghi trên Giấy chứng nhận hay không. Nếu sai số không đáng kể thì có thể chấp nhận được. Trường hợp có sự khác biệt lớn thì bên mua yêu cầu bên bán giải trình lý do, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó. Tùy từng trường hợp cụ thể mà việc mua bán có thể tiếp tục thực hiện hoặc dừng lại.

Lưu ý: Hợp đồng chuyển nhượng mà các bên thực hiện tại cơ quan công chứng sẽ ghi theo đúng Giấy chứng nhận chứ không ghi theo hiện trạng, thực tế sử dụng.

Hãng luật Bigboss Law
Hãng luật Bigboss Law – Mọi vấn đề pháp lý liên hệ 0908 648 179

2. Thủ tục, quy trình kiểm tra thông tin pháp lý nhà đất

2.1. Nguồn / cơ quan kiểm tra thông tin

Việc kiểm tra sổ đỏ nhà đất khi mua rất quan trọng, tránh cho việc chuyển nhượng phát sinh tranh chấp ngay từ ban đầu. Để biết “thông tin” nhà đất thì có thể thông qua các phương thức sau:

– Từ người chuyển nhượng: Người được chuyển nhượng yêu cầu người bán cung cấp toàn bộ thông tin pháp lý nhà đất;

– Từ những người xung quanh: Qua những người xung quanh người mua có thể biết được một số thông tin nhà đất có tranh chấp hay không hoặc hơn nữa là thông tin mang yếu tố phong thủy của nhà đất.

– Cơ quan nhà nước: UBND, Văn phòng đăng ký đất đai, “tra cứu sổ đỏ”online trên các trang thông tin điện tử.

2.2. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp Phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;

  • Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

  • Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

2.3. Tiếp nhận yêu cầu

Bước 1: Công chức tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân.

Bước 2: Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu.

Trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.4. Trả kết quả

– Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

– Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu.

2.5. Thời hạn giải quyết

– Trường hợp 1: Nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày;

– Trường hợp 2: Nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Lưu ý để tránh rủi ro:

Thời gian này không tính các loại thời gian sau:

– Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp xã (xã, phường, thị trấn),

– Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;

– Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

2.6. Lệ phí và chi phí thực hiện

Phíchi phí phải trả để được cung cấp thông tin đất đai gồm:

– Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;

– Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;

– Chi phí gửi tài liệu (nếu có)

Lưu ý:

* Phí do HĐND cấp tỉnh quyết định.

* Một số thông tin sau thì không phải trả phí:

– Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;

– Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;

– Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;

– Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;

– Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai.

Nếu bạn có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline 0908 648 179 để luật sư hỗ trợ thêm (Miễn phí).
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật sư tại Bình Dương
Công ty Luật TNHH MTV Bigboss Law
số 25 Đường GS1, Kp. Tây B, P. Đông Hòa, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
SĐT: 0908 648 179 – Email: Luatsuluat@gmail.com
Xin chúc sức khỏe và thành đạt !

Người đăng: Tiên Tiên.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận