HỢP ĐỒNG KHÔNG PHẢI DO NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CÔNG TY KÝ THÌ CÓ ĐÚNG KHÔNG?

HỢP ĐỒNG KHÔNG PHẢI DO NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CÔNG TY KÝ THÌ CÓ ĐÚNG KHÔNG?

1. Khái niệm người đại diện theo pháp luật của công ty:

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020, Khái niệm người đại diện theo pháp luật như sau:

“1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật..”

Theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

“a, Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

b, Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

c, Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.”

2. Thời hạn và phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thời hạn đại diện như sau:

“1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”

Theo khoản 1 Điều 141 Bộ luật dân sự năm 2015 thì phạm vi đại diện được quy định như sau:

“1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;

c) Nội dung ủy quyền;

d) Quy định khác của pháp luật.”

Như vậy, phạm vi đại diện được xác định căn cứ vào Điều lệ của Công ty , không phải trong mọi trường hợp người đại diện theo pháp luật đều có quyền quyết định việc giao kết hợp đồng.

3. Hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện.

1/ Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

– Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

– Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

– Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

2/ Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch

3/ Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc người được đại diện đồng ý.

Liên hệ ngay:
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận