ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÓ PHẢI LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ
HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CÓ HIỆU LỰC?
Hãng luật Bigboss Law – Tư vấn pháp luật miễn phí: 0908.648.179
1. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 ghi nhận khái niệm quyền sở hữu công nghiệp như sau:
“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
2. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là gì?
– Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp gồm chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
+ Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
+ Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải đăng ký không?
Điều 148 Luật SHTT năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 quy định về các trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp và các trường hợp không cần đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể:
a. Trường hợp hợp đồng bắt buộc đăng ký
Các trường hợp bắt buộc phải đăng ký đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; nếu thuộc các trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp:
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
b. Trường hợp hợp đồng không bắt buộc phải đăng ký
Các trường hợp hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp; nếu thuộc các trường hợp này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên:
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các trường hợp hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên đây hiệu lực không phụ thuộc vào việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, để hợp đồng có hiệu lực với bên thứ ba (hợp đồng chuyển nhượng thứ cấp), hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cần phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người đăng: D.C